Tin tức - Sự kiện Từng giai đoạn giáo dục trẻ mầm non

Từng giai đoạn giáo dục trẻ mầm non

243

“Hiền dữ đâu phải do tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên.

Theo lời Hồ Chí Minh, bản tính của con người không phải sinh ra đã có sẵn mà phần nhiều do ảnh hưởng từ giáo dục mà nên. Nếu ngay từ nhỏ, trẻ được hưởng một nền giáo dục tốt, được sự quan tâm của gia đình, thầy cô và xã hội thì chắc chắn sẽ trở thành những con người tốt. Chính vì vậy, những phương pháp giáo dục trẻ mầm non luôn được gia đình, nhà trường và xã hội chú trọng và quan tâm phát triển.


Ảnh minh họa
Đối với mỗi giai đoạn của trẻ thì giáo viên sẽ áp dụng những phương pháp giáo dục trẻ mầm non khác nhau để giúp các em được phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Trẻ từ 1- 3 tuổi

Ở giai đoạn từ 1-3 tuổi thì phương pháp giáo dục trẻ mầm non chú trọng vào việc phát triển thế giới tình cảm và khả năng ngôn ngữ của trẻ. Theo đó, các giáo viên nên có những lời nói, hành động thân thiện và gần gũi để xây dựng lòng tin của trẻ đối với mọi người xung quanh. Khi các em mắc sai lầm thì các thầy cô cũng nên nhẹ nhàng giải thích và động viên trẻ, giúp trẻ ý thức được về những việc làm chưa tốt của mình, thay vì sử dụng những hình phạt nặng nề không cần thiết. Giai đoạn này trẻ học theo rất nhanh nên giáo viên cần sử dụng những từ ngữ chuẩn mực và phù hợp đối với từng hoàn cảnh và tình huống nhất định.

Phương pháp giáo dục trẻ mầm non còn chú trọng vào việc phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ. Thay bằng việc ép trẻ làm quen với màu sắc, con số một cách đơn điệu thì giáo viên mầm non sẽ sử dụng những hình ảnh minh họa, dụng cụ trực quan để giúp cho bài học trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Trẻ từ 3 – 5 tuổi

Đối với lứa tuổi này, trẻ đã hình thành ý thức về thế giới xung quanh nên phương pháp giáo dục trẻ mầm non sẽ tập trung vào việc nâng cao thêm khả năng ngôn ngữ, phát triển ý thức và tư duy cho trẻ. Giáo viên mầm non nên có những mức thưởng phạt rõ ràng chứ không chỉ dừng lại ở lời nói như giai đoạn trước. Đối với trẻ mắc sai phạm thì ngoài việc phân tích cho trẻ thấy lỗi sai của mình, trẻ còn phải chịu trách nhiệm về hậu quả của những hành động đó. Ngược lại, cần khen thưởng các bé hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để trẻ có thêm động lực phấn đấu cho những buổi học tiếp theo.

Ở lứa tuổi này, giáo viên còn giúp các em hình thành khả năng tư duy và xây dựng ý thức tự học thông qua các bài giảng về bảng chữ cái, các con số và kiến thức về thế giới tự nhiên xung quanh. Phương pháp giáo dục trẻ mầm non thời kỳ này sẽ giúp trẻ tạo được nền tảng kiến thức tốt để tự tin bước vào lớp 1.
Mỗi một giai đoạn sẽ cần đến những phương pháp giáo dục trẻ mầm non riêng, hy vọng các thầy cô sẽ chọn lựa cho mình những phương pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất cho lớp học.

Theo Đông Dương