Thời gian quyết định chất lượng giáo dục trẻ em?

Các bậc cha mẹ thường phàn nàn với các nhà tâm lý học là không có nhiều thời gian rỗi. Thế nhưng, dù họ có nhiều thời gian tiếp xúc với con hơn thì hiệu quả giáo dục cũng không tăng lên vì tình cảm của bố mẹ với con cái không phụ thuôc vào số lượng mà ở chất lượng thời gian. Điều này có nghĩa là phương tiện tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục gia đình, tiếp xúc giữa bố mẹ và con cái.


Ảnh minh họa

Thời gian của con cái và cha mẹ rất khác biệt. Thời gian của con ở tương lai, còn của bố mẹ là quá khứ. Em bé muốn thoát ly bố mẹ càng sớm càng tốt, trong khi bố mẹ lại muốn điều ngược lại. Có lẽ, chính vì thế mà chúng ta luôn có cảm giác con mình còn nhiều thời gian, còn chúng ta luôn tất bật, vội vã.

Nhiều bậc cha mẹ do nhiều nguyên nhân tâm lý rất phức tạp nên lúc nào cũng vội vã, luôn luôn không kịp thực hiện một dự định nào đó. Họ thụ động một cách vô thức với thời gian của mình, luôn phấp phỏng chờ đợi những thời kỳ tốt đẹp và phủ nhận cuộc sống thực tế của mình. Họ không sống mà chỉ có ý định sống. Trong gia đình họ luôn bao trùm không khí vội vã, các con họ luôn nghe thấy những câu kiểu như: ”Ăn nhanh lên, mẹ đang vội”.

Đôi khi chúng ta còn thúc giục con em mình vì những nguyên nhân khác: muốn con mau thành người lớn, chóng biết ngồi, biết đi, biết đọc, nói viết… Tất nhiên, chắc chắn sẽ đến lúc đó, không nên vội. Liệu như vậy có phủ nhận cuộc sống hôm nay, phủ nhận hôm nay của bé? Khi cái ngày mai xa vời đó đến, chúng ta lại chờ ngày mai mới mà bỏ qua cái nhìn đang có hôm nay, lúc này…. Có lẽ chúng ta thấy mệt mỏi vì không biết yêu ngày chưa hoàn mỹ hôm nay của con chúng ta, chưa cảm giác đầy đủ ý nghĩa của cuộc sống hiện tại vì công việc yêu thích không làm con người mệt mỏi mà mang lại niềm vui. 

Theo Ăn gì ở đâu