Anh rời EU: Việt Nam ít bị ảnh hưởng nhất Châu Á

Vì đã có những thay đổi trong cấu trúc các mặt hàng xuất khẩu sang EU, Việt Nam sẽ tiếp tục ghi nhận kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng dù tốc độ giảm sút.


Ảnh minh họa

Theo ANZ , tác động trực tiếp của Brexit đến châu Á là không lớn vì thị trường Anh chỉ chiếm 2,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của châu lục này. Như bảng dưới đây có thể thấy thị trường Anh chỉ chiếm một phần nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu của các nước châu Á. Ở Ấn Độ là nước có tỷ trọng lớn nhất, tỷ lệ cũng chỉ ở mức 3,3%, theo sau là Việt Nam với tỷ lệ 2,9%.

 
Tuy nhiên, những tác động gián tiếp mới là phần đáng chú ý bởi sau khi loại bỏ Anh thì EU vẫn là thị trường khá quan trọng, tạo lực cầu bên ngoài cho hoạt động xuất khẩu của châu Á. Thêm vào đó mối quan hệ mịt mù giữa EU và Anh khiến bức tranh thương mại toàn cầu u ám, làm trầm trọng thêm tình trạng suy giảm hoạt động thương mại.

Năm 2015, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam với tỷ trọng lên tới 19,2%. EU là điểm đến số một của một số mặt hàng xuất khẩu chủ chốt. Trong các nước châu Á Việt Nam cũng là nước duy nhất ghi nhận tỷ trọng xuất khẩu sang EU tăng trưởng trong thập kỷ vừa qua.

Mối quan hệ thương mại Việt Nam – EU được cho là sẽ tăng trưởng mạnh mẽ sau khi quá trình đàm phán hiệp định thương mại giữa hai bên hoàn tất từ tháng 12 năm ngoái và dự kiến sẽ được thông qua vào đầu năm 2018. Với hiệp định này, các ngành da giày và dệt may cùng với một số nông sản như gạo và cá là những nhóm hưởng lợi nhiều nhất.

Hai bên đã mất tới 44 tháng để hoàn tất quá trình đàm phán. Theo dự đoán của ANZ, nước Anh cũng sẽ mất khoảng thời gian tương tự để có thể loại bỏ các loại thuế đối với các mặt hàng máy móc thiết bị và linh kiện ô tô xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.

Những nền kinh tế dựa vào xuất khẩu (gồm Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan) sẽ gặp nhiều rủi ro nhất và các nhà hoạch định chính sách của nước này cũng đã có động thái điều chỉnh chính sách để đương đầu với những khó khăn mới.

Theo CafeF/Trí thức trẻ