Những điều làm mất lòng trong quản trị nhân sự

Công ty nào cũng có “sổ đen”, không mong muốn nhân viên cân bằng công việc – cuộc sống, không đề cao trí tuệ của những nhân viên không biết tôn trọng người khác, thậm chí đọc cả email riêng tư của nhân viên….
Có một vài điều bạn có lẽ đã biết. Ví như giữ quan hệ tốt với sếp là cực kì quan trọng ở bất cứ công ty nào nếu bạn muốn thăng tiến.
Nhưng cuốn sách mới của tác giả Cynthia Shapiro tên “Corporate Confidential” (tạm dịch “Bí mật doanh nghiệp”) lại tiết lộ cho bạn những điều mà công ty không muốn bạn biết. Ví dụ như, các doanh nghiệp lập một “danh sách đen” những nhân viên sẽ bị sa thải và trông chừng nhân viên bằng cách đọc email của họ.
Bà Cynthia, từng là giám đốc nhân sự và thừa hiểu bí mật của các công ty, nói: “Cuốn sách này mang đến cho cả nhân viên và lãnh đạo cơ hội nhìn nhận sự việc theo phương diện khác.”

1. Công ty nào cũng lập “danh sách đen”
Một trong những mục tiêu bí mật của bộ phận nhân sự là loại bỏ được những nhân viên không mong muốn trong khi vẫn bảo vệ được công ty trước pháp luật. Và hầu hết đều rất giỏi việc này. Các công ty cố loại bỏ những nhân viên này bằng cách giao cho họ nhiệm vụ bất khả thi trong thời hạn phi thực tế.
Còn gì khác nữa nếu bạn nằm trong “danh sách đen”? Bạn sẽ cảm thấy mình bị lờ đi, làm việc quá sức, nhận lương quá thấp, hay tuyệt vọng vì thất bại. Sếp của bạn có vẻ không thích bạn hay chú ý đến bạn nhiều như ông ta đối với những nhân viên khác.

2. Các giám đốc nhân sự được hướng dẫn trong nhiều năm trời để không nói với bạn bạn đã làm sai điều gì
Sự thật phũ phàng là, nhiều công ty thà gây ra cảm giác khổ sở cho người khác còn hơn phải đối mặt với khả năng bị kiện tụng.
Thay vì được sửa sai, nhân viên sẽ bị lặng lẽ đặt sang một bên, hoặc là được đặt vào danh sách cho nghỉ việc tiếp theo.
3. Công ty sẽ không bảo bạn phải giữ cân bằng giữa công việc/cuộc sống, và rồi sẽ sa thải bạn nếu bạn làm như vậy
Trong khi hầu hết các doanh nghiệp đều ủng hộ “sự cân bằng khỏe mạnh giữa công việc/cuộc sống” để cải thiện hình ảnh của mình trước công chúng, thì chính những nhân viên đang làm việc đến 50 tiếng/tuần mới đang là người được thưởng.
Mỗi công ty có hệ thống giá trị của riêng mình mà bạn phải tự khám giá. Nếu họ cảm thấy bạn coi trọng thời gian của bạn hơn của họ, bạn sẽ nhanh chóng bị cho thôi việc.

4. Công ty sẽ không nói với bạn là bạn quá già hay quá trẻ, nhưng họ sẽ đề bạt hoặc sa thải bạn dựa trên điều đó
Có lẽ bề ngoài già hay trẻ của bạn cũng là vấn đề. Tuổi tác không nhất thiết ảnh hưởng đến sự nghiệp của bạn trừ khi bạn làm gì đó và gây ra nỗi lo khiến công ty phải quan tâm đến nó.
Các công ty nhận định nhân viên trẻ tuổi là những người bốc đồng, do dó bạn nên nỗ lực hơn trong việc thể hiện tinh thần trách nhiệm kiên định của mình: hãy đến làm việc sớm 15 phút, về muộn 15 phút, và hoàn thành công việc đúng hạn.
Các nhân viên có tuổi rất có giá trị bởi kinh nghiệm của họ, nhưng sự thiếu linh động cùng các vấn đề sức khỏe cũng là mối lo cho doanh nghiệp. Đừng nghỉ ốm trừ khi bạn chắc chắn buộc phải làm vậy và hãy luôn cập nhật xu hướng kinh doanh và công nghệ.

5. Công ty sẽ chẳng quan tâm đến trí thông minh của bạn nếu bạn không thể hiện được sự tôn trọng người khác
Bạn có định hướng tốt hay không không thành vấn đề. Chỉnh lời của sếp trong buổi họp và đưa ra những cách thức làm việc tốt hơn không phải lúc nào cũng được nhìn nhận một cách tích cực.
Chỉ nên đưa ra ý kiến khi được hỏi và nhớ phải thể hiện sự coi trọng với những nỗ lực của người khác trước đó. Và nếu bạn đưa ra kiến nghị, bạn cũng nên tán tụng một chút để sếp được tự hào. Ông ấy sẽ thầm cảm ơn vì sự đóng góp của bạn – đó là kết thúc rất mỹ mãn.

6. Làm thế nào để xin được đề bạt? Không xin được đâu.
Nói với lãnh đạo rằng bạn đã sẵn sàng được đề bạt trước khi họ đề nghị sẽ khiến họ thấy lo lắng. Bạn cần phải chứng minh bản thân bằng cách làm việc xuất sắc hơn yêu cầu của vị trí hiện tại thay vì nói với lãnh đạo rằng bạn đã sẵn sàng cho trách nhiệm mới.
Sự thật là, những thăng tiến nội bộ thường được giấu kín và quyết định từ lâu trước khi công bố với toàn thể nhân viên.

7. Công ty có thể không được loại bỏ bạn khi bạn đang mang bầu hay nghỉ vì lý do sức khỏe, nhưng họ có thể đưa bạn vào danh sách cho thôi việc, giảm biên chế hay tái cơ cấu khi bạn không làm việc ở công ty.
Họ cũng chỉ bị yêu cầu phải đưa bạn về “vị trí giống hoặc tương tự lúc trước” khi bạn quay lại làm việc.
Để tự bảo vệ mình, hãy nói với sếp của bạn trước bất cứ ai khác về việc bạn sẽ nghỉ. Nếu sếp được nghe chuyện đó từ người khác, ông ấy sẽ tìm cách tránh khỏi việc trống một nhân viên bằng cách sa thải bạn trước khi bạn biết.

8. Có lẽ bạn thích mặc quần jean để làm việc, nhưng bạn có thể bị sa thải vì điều đó.
Nhiều công ty không còn bắt nhân viên phải mặc đóng hộp nữa, nhưng những nhận định đối với trang phục vẫn chưa biết mất. Các công ty nhìn vào cách phục trang của bạn để đánh giá bạn là loại người tư duy thế nào.
Tại nơi làm việc, bạn nên bảo thủ một chút trong cách ăn mặc. Nếu có thể, hãy cố kết hợp phong cách ăn mặc thật chuyên nghiệp.

9. Các giám đốc IT thường xuyên và bí mật quét tất cả email của nhân viên
Bạn phải tin là tất cả email của bạn đều bị đọc. Các công ty thường làm vậy vì việc này sẽ cho họ một chiếc lăng kính nhìn vào thế giới của nhân viên: email gửi bạn bè than vãn về việc hôm nay bạn uể oải thế nào và không thể chờ được đến giờ tan sở, những câu chuyện đùa nội bộ về lãnh đạo, thậm phí những lời phàn nàn giận dữ về chính sách quản trị của công ty.