Khi bạn làm bất cứ công việc gì thì việc lên kế hoạch hay xây dựng định hướng phát triển cho công việc không bao giờ là một việc làm “thừa” mà ngược lại nó còn rất quan trọng giúp cho bạn hoàn thành tốt công việc. Nhất là đối với các nhà quản lý, các chủ doanh nghiệp và những người làm kinh doanh thì việc lên một kế hoạch kinh doanh là điều thật sự thiết thực.
.
Ảnh minh họa
Kế hoạch kinh doanh được xem như là nền móng bắt đầu cho công việc kinh doanh. Nó như là một công cụ có ý nghĩa đáng kể cho quá trình kiểm tra việc thực hiên và sự phát triển của công ty bạn. Dưới đây là 10 lý do quan trọng giúp cho bạn thấy rằng: Tại sao bạn cần phải có một kế hoạch kinh doanh chu đáo?
1. Lôi cuốn các nhà đầu tư. Trước khi các nhà đầu có thể quyết định có hay không việc đầu tư tài chính vào công ty bạn thì họ cần phải biết rõ về kế hoạch kinh doanh của công ty bạn như thế nào?
2. Viết kế hoạch kinh doanh và phác thảo ra những diện mạo cho việc kinh doanh của bạn. Bạn có thể xác định rõ nếu như những ý tưởng của bạn thật sự có thể làm được.
3. Phác thảo ra những nét chính cho việc kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về tất cả các mặt của công việc kinh doanh. Bạn có thể lập ra chi tiết về các vấn đề như: ai, cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, những chi phí và lợi ích cho chiến lược kinh doanh hằng ngày của bạn.
4. Vạch rõ những mốc quan trọng. Bạn nên dự đoán trước việc kinh doanh của bạn sẽ diễn ra trong 6 tháng, 1 năm hoặc 5 năm. Như vậy, bạn không chỉ cho đối tác thấy được tiềm năng trong kế hoạch của bạn mà còn cho thấy những mốc quan trọng thực tế cho chính bạn và cả những nhân viên của bạn nữa.
5. Xem xét tình hình thị trường. Nghiên cứu, phân tích và nắm rõ về tình hình thị trường không chỉ cung cấp cho bạn có được cái nhìn tổng quát về kế hoạch kinh doanh mà còn giúp bạn thấu hiểu tất cả những thứ khác bên ngoài thị trường.
6. Bảo đảm về tài chính. Kế hoạch kinh doanh của bạn có thể chứng minh rằng bạn có những mục tiêu cụ thể và minh họa cho sự phát triển lớn mạnh của công ty và cần thiết muốn có thêm tài chính để phát triển công ty mạnh hơn nữa.
7. Xác định mức tài chính bạn cần dùng đến. Trong quá trình viết bản kế hoạch kinh doanh sẽ thúc đẩy bạn phân tích về “bức tranh tài chính” của mình.
8. Lôi cuốn thêm những đối tác giỏi hơn. Kế hoạch kinh doanh của bạn sẽ giúp cho những giỏi hơn có cái nhìn tổng quát hơn về công việc kinh doanh của bạn.
9. Giám sát việc kinh doanh của bạn. Một kế hoạch kinh doanh nên thỏa mãn với những công cụ kinh doanh mà bạn có thể giám sát được trong tiến trình của mình.
10. Nghĩ ra những kế hoạch có thể gây bất ngờ. Thỉnh thỏang những kế hoạch kinh doanh thường bao gồm một vài chi tiết tạo bất ngờ. Như vậy sẽ tạo ra những điều thú vị trong tiến trình thực hiện kế hoạch kinh doanh của mình.