Sai lầm trong quản lý công ty

Quản lý là công việc chỉ dành cho những người có tố chất lãnh đạo, điều mà không phải ai cũng dễ dàng có. Phần lớn các ông chủ thừa nhận họ gặp phải rất nhiều khó khăn khi chèo lái công việc kinh doanh của mình. 

Ảnh minh họa

Rất có thể họ đã mắc phải một vài trong số các sai lầm quản lý dưới đây: 
– Bạn có một viễn cảnh kinh doanh thuyết phục cho công ty của mình, tương lai công ty thật rõ nét, nhưng chỉ một vài nhân viên được nghe về nó hay có thể giải thích về nó nếu được hỏi đến. 
– Bạn có một kế hoạch kinh doanh thể hiện rõ những nhu cầu của khách hàng, nhưng cho đến nay toàn bộ công ty vẫn thất bại trong việc đánh giá các quy trình kinh doanh dựa trên kế hoạch của bạn.
– Các mục tiêu của bạn tập trung vào việc gia tăng doanh thu và lợi nhuận, trong khi cả công ty lại thực thi chúng một cách thiếu đồng bộ, tạo ra một lưu lượng tiền mặt khiêm tốn và chỉ bận rộn với các khoản nợ mà thiếu chú ý đến việc gia tăng lợi nhuận. 
– Bạn thường xuyên nói chuyện về các nhân viên của bạn (khen hoặc chê) mà không chú ý đến những kết quả đạt được của các nhân viên cùng với các biện pháp đánh giá họ. 
– Bạn dành nhiều thời gian làm việc trong công ty theo các phương pháp, chiến thuật khác nhau, song vẫn thất bại với việc dành một lượng thời gian nhất định cho hoạt động soạn thảo các chiến lược kinh doanh, các phương pháp đánh giá công việc và các nhu cầu nguồn lực thực tế của bạn. 
– Bạn thường xuyên giao tiếp với nhân viên, nhưng lại không thể diễn giải và truyền đạt cho họ các mục tiêu kinh doanh, tình hình tài chính và thực tế hoạt động của công ty. 
– Bạn có sẵn một khoản tiền dành cho hoạt động đào tạo, nhưng vẫn thất bại trong việc đánh giá hiệu quả của các khoá đào tạo đó trong việc giúp công ty của bạn đạt được các kế hoạch đề ra. 
– Bạn không ngừng cố gắng để cải thiện hoạt động của công ty, nhưng bạn không thể so sánh hoạt động thực tế của bạn với các tiêu chuẩn bên ngoài. 
– Bạn tin rằng khách hàng, nhân viên và nhà cung cấp của bạn đều yêu thích công ty, nhưng bạn vẫn không có một quy trình nào để đánh giá sự thoả mãn của họ với những gì đang diễn ra. 
– Bạn thường xuyên đưa ra các dự đoán và các khoản ngân quỹ cần thiết, nhưng vẫn thất bại trong việc đạt được các mục tiêu đề ra từ trước, hay rút kinh nghiệm để cải thiện trong tương lai. 
– Các vấn đề hoạt động thường nhật luôn chiếm khá nhiều thời gian của nhà quản lý, vì thế bạn hãy tìm cách giải phóng bản thân ra khỏi các hoạt động thường nhật đó. Bạn hãy thử nhìn vào các nhiệm vụ mà bạn đang thực hiện trong lúc này. Bất kể nhiệm vụ nào liên quan đến hoạt động thường nhật đều nên được chuyển giao hay phân công cho người khác. 
Nếu các nhiệm vụ này khó có thể bàn giao nhanh chóng, bạn hãy chuyển dần trách nhiệm của mình và hướng dẫn, huấn luyện cấp dưới để họ tiếp quản nhiệm vụ. Mọi nhân viên trong công ty đều có khả năng đảm đương công việc, nếu họ được đào tạo thích hợp và có đủ thời gian để tiếp nhận các kiến thức và kỹ năng cần thiết. 
Kinh doanh không chỉ đơn thuần là công việc của những thành viên sáng lập, các giám đốc hay ban quản lý. Những nhà quản lý có hiểu biết, kinh nghiệm, thông minh và… cầu toàn cho rằng mình có thể hoàn thành tốt nhất mọi công việc. Thực tế, kết quả kinh doanh là tập hợp nỗ lực của tất cả mọi người. 
Ngày nay, bạn chỉ cần một nhà quản lý giỏi để điều hành 100 nhân viên. Điều đó cho thấy công việc quản lý đóng vai trò quan trọng như thế nào. Như vậy, các nhà quản lý phải tập trung vào viễn cảnh, nhiệm vụ và mục tiêu của công ty, sau đó triển khai các nguồn lực để mọi việc được hoàn thành đúng theo dự kiến. 
Tiếp theo, hãy đánh giá, giám sát và truyền tải các kết quả để mọi nhân viên đều có đủ thông tin nhằm cải thiện chất lượng công việc. Mặc dù sẽ vất vả hơn, nhưng bù lại nhân viên sẽ được làm việc trong tâm trạng thoải mái và họ có toàn quyền chủ động trong mọi hoạt động của mình. Cách thức này sẽ giúp nhân viên của bạn phát huy hết sở trường và khắc phục nhược điểm nhằm hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất. Và người được lợi cuối cùng sẽ chính là công ty của bạn.