Bạn là lãnh đạo hay “xét nét”?

Bạn có cần phải can thiệp quá sâu vào những việc ít liên quan đến mình? Có phải bạn luôn kín đáo quan sát xem họ có làm theo đúng ý mình không? Bạn có phải là một nhà lãnh đạo quá kỹ tính không? 

Ảnh minh họa

Trước hết phải khẳng định rằng, mọi người đều là biết bạn là người rất có trách nhiệm và quan tâm sâu sắc đến thành công của công ty. 
Nhưng đôi khi, bạn can thiệp quá nhiều vào những lĩnh vực mà nó có thể ảnh hưởng đến năng suất làm việc của các nhân viên. 
Lấy ví dụ về một thông báo hay một bản ghi nhớ. Nếu ai đó đề nghị bạn xem xét lại toàn bộ phần văn bản trước khi gửi nó cho khách hàng, khách hàng tiềm năng hay một ai đó bất kỳ, có lẽ rằng, họ muốn nghe những đóng góp của bạn. Vì vậy, bạn góp ý cho họ. 
Nhưng hãy cẩn thận, có rất nhiều cách để gợi ý, đưa ra những lời phê bình. Có những lời phê bình “có tính xây dựng” ở mọi nơi và tất nhiên có nhiều lời phê bình không mang tính tích cực. Trong khi góp ý, bạn phải có tinh thần xây dựng để chắc chắn rằng bạn làm vậy không vì mục đích làm hỏng công việc của người khác. Công việc của bạn đối với đội ngũ nhân viên là để chỉ cho mọi người cách thức tiến hành công việc. 
Thay vì nói với nhân viên của bạn những lời lẽ kiểu như: “Tại sao cô/cậu lại không viết theo cách đó” hay “Chẳng ai có thời gian mà đi để ý đến cái kiểu viết thế này đâu”, bạn hãy giúp nhân viên của bạn cố gắng tìm ra điểm nào cần được tập trung vào trong bài viết. Bạn nên hỏi nhân viên của bạn những câu hỏi như: “Chú ý xem độc giả của bài viết này là ai?” hay “Điều chúng ta muốn truyền đạt chính xác ở đây là gì?” 
Bạn nên nhớ rằng bất cứ người nào cảm thấy mình bị hạ thấp thì chắc chắn họ sẽ không còn tinh thần sẵn sàng làm việc nữa. 
“Có gì phiền phức ở đây nhỉ?” – đó là một vài cách đưa ra lời đề nghị khi bạn muốn giao nhiệm vụ, và như vậy họ sẽ có được một chút quyền chủ động 
Thông thường, khi một người không tự tin vào khả năng viết lách của họ (hay là kỹ năng nói chẳng hạn), họ sẽ rơi vào tình trạng nói không thoát ý. Sự không tự tin thậm chí đôi khi còn làm hỏng công việc của họ. Vì vậy, công việc của người lãnh đạo chính là hướng dẫn. Một trong những chiến lược khuyến khích nhân viên tốt nhất là chỉ bảo chứ không phải là ra lệnh cho họ. 
Vì thế điều gì sẽ xảy ra khi một người là lãnh đạo “soi mói” quá mức đến công việc mà nhân viên đang làm. Đối với những nhân viên mới, họ sẽ có cảm giác không thoải mái. Mọi mối quan hệ đều được xây dựng dựa trên niềm tin. Một khi người lãnh đạo quá kỹ tính, cho dù là họ có ý định tốt, thì điều không ổn ở đây là bạn đang khiến cho nhân viên cảm thấy khó chịu. 
Điều đó có nghĩa là bạn đang gửi đi một thông điệp đối với nhân viên của bạn rằng: “Tôi hoàn toàn không tin tưởng vào cách làm việc của cô/cậu” hay “Anh/chị chưa bao giờ hoàn thành đúng hạn công việc trước đây thì làm sao tôi có thể tin được là lần này công việc sẽ hoàn thành đúng hạn chứ?” 
Trong nhiều trường hợp, chúng ta phải xử lý một cách khéo léo dù là những chi tiết nhỏ. Nó sẽ thành thói quen xấu nếu bạn không nhìn lại mình và có thể làm tổn thương những người xung quanh, gây thiệt hại không nhỏ đến công việc chung. 
Thế nên, thay vì chú trọng đến việc hoàn thành công việc, nhân viên của bạn sẽ cố gắng để khôn khéo hơn, mưu mẹo hơn nhằm thoát khỏi sự soi mói của ông sếp – tức chính là bạn.