Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến công nhân bỏ việc là do sự quản lý yếu kém, làm giảm hiệu suất làm việc, ảnh hưởng tới lợi ích của công ty cũng như người lao động.
Ảnh minh họa
Trước hết, một người lãnh đạo phải biết lập ra kế hoach, hợp tác, chỉ đạo và quản lý công nhân như thế nào, hơn nữa còn phải xây dựng được môi trường làm việc, sinh hoạt tập thể để người công nhân gắn bó hơn với công việc.
Một người quản lý giỏi phải biết :
– Tìm ra động cơ thúc đẩy công nhân làm việc.
– Tuyển và giữ những người có năng lực làm việc và tay nghề thành thạo.
– Chỉ cho họ tầm quan trọng của công việc.
– Hướng dẫn và đào tạo công nhân mới.
– Không nên thúc dục công việc.
– Biết khen ngợi đúng lúc.
– Phát hiện những thành phần ưu tú.
– Thể hiện sự quan tâm tới mọi người.
– Luôn tôn trọng người lao động.
– Luôn đề cao những tấm gương sáng trong công việc.
Dưới đây là hình ảnh của một người quản lý luôn được người lao động quý mến và kính trọng:
1 – Thường xuyên đưa ra đánh giá một cách khách quan
Người lao động luôn mong muốn năng lực làm việc của mình được thừa nhận, nhất là sự khuyến khích từ phía sếp.
2- Chỉ cho họ thấy những lỗi sai
Người công nhân luôn muốn biết công việc của mình có tầm ảnh hưởng như thế nào, điều này khiến họ gắn bó hơn với công việc và cống hiến hết sức cho sự thành công của công ty.
3 – Thúc đẩy sự cân bằng trong môi trường làm việc và sinh hoạt
Người quản lý luôn phải hiểu rằng ngoài công việc người công nhân còn có cuộc sống riêng tư nên không thể bắt ép họ làm việc quá tải. Người công nhân có cuộc sống cân bằng sẽ có thái độ đúng đắn với công việc và tôn trọng ông chủ mình.
4 – Tạo điều kiện phát triển
Tạo cơ hội học tập và thăng tiến cho công nhân giúp họ học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, cũng như hoàn thành tốt công việc được giao khiến họ hăng say với công việc hơn.
5 – Giao trách nhiệm cho từng người
Để họ tự quản lý công việc của mình nhưng hướng dẫn khi cần thiết. Khi được tự do trong công việc người công nhân sẽ quyết tâm làm việc hơn, sẵn sàng đề đạt ý kiến sao cho công việc được hoàn thành tốt.
Sau đây là một số hành động mà người quản lý không nên làm:
1 – Luôn tập trung vào những mặt tiêu cực
Một số người quản lý thường có thói quen bới móc lỗi lầm của công nhân. Việc quá chú trọng này khiến họ mất dần tự tin và mất hứng thú với công việc bởi dù có làm thế nào đi chăng nữa họ vẫn không thể làm cho ông chủ hài lòng.
2 – Không khuyến khích công nhân
Người quản lý không sẵn sàng ủng hộ và đứng ra bảo vệ quỳên lợi cho công nhân của mình vì sợ bị liên lụy thì cuối cùng mối quan hệ giữa họ sẽ ngày càng xấu đi.
3 – Luôn nhận thành công về mình
Khi công việc trì trệ thì đổ lỗi cho hết người này đến người khác nhưng khi công việc suôn sẻ lại nhận hết công lao về mình. Điều này khiến cho nhứng người làm việc chăm chỉ thấy bất công và dần dần họ chán nản với công việc.
4 – Quản lý quá khắt khe
Mọi người thường có phản ứng không tốt đối với những ông sếp tiểu tiết bởi họ cảm thấy không được tự do, không được tin tưởng, Điều này dã tạo nên rào cản khiến họ chán nản và oán giận.
5 – Không hướng dẫn công việc
Nếu không đưa ra chỉ dẫn, người công nhân sẽ không biết phải làm gì và làm như thế nào vì thế không bao giờ dật được hiệu quả cao.
Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một công ty vì vậy một người lãnh đạo giỏi sẽ luôn tạo được lòng tin và sự quý trọng với công nhân của mình.