Nghiên cứu của các chuyên gia quốc tế cho thấy, nhà quản lý thường mất 50-80% quỹ thời gian của mình cho các cuộc giao tiếp theo cách này hay cách khác. Điều đó không có gì đáng ngạc nhiên, bởi giao tiếp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Ảnh minh họa
Thiếu giao tiếp hay giao tiếp không hiệu quả dẫn đến tình trạng quản lý kinh doanh yếu kém, không hiểu khách hàng, không nắm bắt được những nhu cầu, thị hiếu và xu hướng của thị trường, kém sự phối hợp trong hoạt động… dẫn đến kết quả cuối cùng là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp.
Để giao tiếp trong môi trường doanh nghiệp đạt hiệu quả, đòi hỏi phải hội đủ 3 yếu tố. Trước hết, tất cả mọi người tham gia đều phải có những kỹ năng phù hợp và biết cách giao tiếp tốt. Để đạt được điều này, phải đảm bảo rằng, bạn và nhân viên trong doanh nghiệp có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để giao tiếp có hiệu quả.
Bên cạnh đó, để giao tiếp trong doanh nghiệp đạt hiệu quả, đòi hỏi phải có môi trường hỗ trợ. Môi trường đó là lòng tin, sự cởi mở, việc chia sẻ trách nhiệm… Nếu thiếu môi trường này thì mọi kỹ năng đều trở nên vô nghĩa. Trong môi trường đó, bạn cần đóng vai trò nòng cốt để làm sao tạo ra bầu không khí thoải mái và cởi mở.
Để giao tiếp có hiệu quả còn đòi hỏi phải luôn tập trung chú ý. Nếu bạn quan tâm và luôn nỗ lực cải thiện giao tiếp thì nhân viên sẽ cảm nhận được tầm quan trọng của vấn đề được đề cập tới. Ngược lại, nếu bạn xem nhẹ vấn đề, xem nhẹ giao tiếp thì nhân viên cũng sẽ có phản ứng tương tự.
Dưới đây là 5 lời khuyên cụ thể giúp nâng cao khả năng giao tiếp:
1. Luôn cố tìm kiếm những thông tin phản hồi từ mỗi cuộc giao tiếp. Hãy hỏi nhân viên những câu hỏi đại loại như: Khi nói chuyện, các bạn có hiểu rõ điều tôi nói không? Các bạn đánh giá thế nào về cuộc giao tiếp này? Các bạn có ý tưởng gì để cải thiện khả năng giao tiếp của chúng ta?
2. Tự đánh giá sự am hiểu và kỹ năng giao tiếp của mình
3. Khi làm việc với nhân viên trong doanh nghiệp, hãy xác định cách thức giao tiếp phù hợp và hiệu quả. Để làm việc này, bạn cần tìm sự đồng thuận về những vấn đề như: Những bất đồng cần được giải quyết như thế nào? Giao tiếp giữa các nhân viên nên như thế nào? Giao tiếp giữa nhà quản lý với nhân viên và giữa nhân viên với nhà quản lý nên ra sao? Đâu là giới hạn về thông tin trong giao tiếp?
4. Đánh giá tác động của cơ cấu doanh nghiệp đối với giao tiếp. Giao tiếp gián tiếp (được truyền đạt thông qua người khác) thường dễ gây ra hiểu sai vấn đề, nên cố gắng giao tiếp trực tiếp càng nhiều càng tốt.
5. Học và áp dụng những kỹ năng nghe. Việc này sẽ có tác động tích cực đến môi trường giao tiếp