Quản lý một đội ngũ bán hàng có thể được xem là công việc luôn gặp nhiều khó khăn. Đã từng có vinh dự được lãnh đạo nhiều đội ngũ bán hàng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, tôi có khá nhiều câu chuyện để chia sẻ với mọi người.
Ảnh minh họa
Sau hơn 25 năm làm công việc quản lý bán hàng, có 4 bước tôi cho là vô cùng thiết yếu :
Bước 1: Đừng bao giờ cho rằng bạn sẽ biết rõ mọi chuyện diễn ra trong lúc bán hàng
Thông thường, những người bán hàng hay nói cho bạn nghe về những thành công của họ và tránh đề cấp đến những thất bại. Đừng tự dối mình rằng bạn biết rõ mỗi cơ hội mất đi. Nếu bạn chủ động tiếp cận và cô gắng biến mỗi trường hợp thất bại thành cơ hội học hỏi, bạn sẽ nhận ra đội ngũ bán hàng của bạn đang muốn giấu đi thông tin. Hãy chọn thời điểm giáo huấn hợp lý và đừng quên rằng bạn đang đối mặt với vấn đề liên quan đến tâm lý con người. Việc huấn luyện để phát triển lâu dài tốt hơn là để bán hàng ngắn hạn.
Bước 2: Khi cùng tham gia gặp khách hàng, đừng tự động đảm nhận vai trò dẫn đầu
Hãy để cho nhân viên bán hàng của bạn giữ vai trò dẫn đầu. Nhiệm vụ của bạn là trợ giúp lâu dài cho nhân viên của mình và bạn chỉ làm điều đó tốt nhất khi trợ giúp lúc cần thiết. Khi giúp đỡ, dừng bao giờ thực hiện theo cách soi mói nhân viên của bạn. Hãy luôn nhớ rằng khách hàng là của họ.
Bước 3: Khi làm việc với một nhân viên bán hàng, đừng bao giờ nói xấu một nhân viên khác
Có rất nhiều nhà quản lý khi làm việc cùng một nhân viên này lại nói về những nhân viên khác trong cùng một nhóm. Nếu bạn làm vậy, ngay lập tức nhân viên của bạn sẽ cho rằng bạn cũng làm điều tương tự như vậy với họ trước mặt những người khác trong nhóm. Việc này chỉ thích hợp khi bạn muốn chia sẻ những điều tích cực về người người khác trong cuộc nói chuyện.
Bước 4: Hãy nhớ rằng bạn đang quản lý con người, không phải hàng hóa
Trạng thái tinh thần luôn có ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhóm bán hàng nhiều hơn là bạn tưởng. Điều này không có nghĩa là lúc nào bạn cũng phải bảo bọc nhân viên, nhưng bạn cần phải cho họ thấy sự quan tâm của bạn đối với họ và hỗ trợ họ thực hiện mục tiêu của mình.
Đừng quên rằng dù mức thưởng của bạn là gì đi nữa, bạn vẫn đang dẫn dắt một đội ngũ và họ phải luôn trao đổi với nhau. Càng tạo ra một môi trường làm việc thành công, bạn càng có cơ hội thành công. Nếu bạn không tích cực thì nhân viên của bạn cũng sẽ như vậy. Nếu bạn chỉ ngồi đó quản lý và thúc ép những phòng ban khác, họ sẽ theo gương của bạn và làm điều tương tự.