Nghề thiết kế âm thanh, ánh sáng: Lạ nhưng không phải là mới

Khi nói về nghề Thiết kế Âm thanh & Ánh sáng, sẽ có vài bạn nghĩ rằng nghề này đã có từ lâu rồi, hay là nghề này cũng xưa như trái đất. Sở dĩ có bạn nghĩ như vậy, có lẽ vì những từ này đã xuất hiện rất quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống đời thường, nhan nhản trên sách báo, internet v.v. 

Ảnh minh họa

Thật ra, nếu phân tích cho đúng thì ở trong nước, chưa ai có thể tự xưng mình thực sự là chuyên viên thiết kế về lĩnh vực này cả. Vấn đề này là cả một câu chuyện khá dài. Trở lại đầu thập niên 1990, VN bắt đầu hội nhập, tiếp nhận một làn sóng kỹ thuật tràn vào, trong đó có những thiết bị AT AS vô cùng mới lạ, có những thứ mà trước đây dù có nằm mơ cũng không tưởng tượng ra được. Ban đầu, hầu hết những hệ thống AT AS ở SG đều do chuyên viên Singapore qua thiết kế, vì trình độ VN lúc đó còn quá kém, coi như chưa biết gì, chỉ biết trầm trồ khi thấy thiết bị mới. Mãi đến 95, khi đã có chút ít kinh nghiệm, người ta mới biết đến vai trò quan trọng của bộ môn thiết kế qua vài trường hợp sau:
Với sự hỗ trợ đắc lực của các loại máy móc thiết bị điện tử hiện đại, các kỹ sư – những người thợ chuyên nghiệp điều chỉnh âm thanh và ánh sáng biểu diễn đóng vai trò rất quan trọng, luôn gắn bó chặt chẽ và là một phần không thể thiếu được của mọi loại hình biểu diễn nghệ thuật.
Không như một vài người lầm tưởng, vai trò của ánh sáng trong lĩnh vực sân khấu cũng rất quan trọng không thua gì âm thanh. Nếu như âm thanh phải đạt được cái hay, thì ánh sáng cũng phải đạt tới cái đẹp. Hai loại nghệ thuật này tuy khác nhau hoàn toàn, nhưng trong lĩnh vực sân khấu, nó có sự tương hỗ đặc biệt

Sân khấu Việt Nam: Nhìn ra thế giới!
Thị trường âm nhạc TPHCM đứng đầu cả nước ở quy mô cũng như chất lượng các show diễn. Thế nhưng, rất nhiều show diễn của các ngôi sao ca nhạc thế giới vẫn phải chuyển hệ thống âm thanh từ nước ngoài vào. Đánh giá chất lượng âm thanh biểu diễn cho show lớn trong thời điểm hiện nay, nhiều ông bầu có chung nhận định rằng “tạm hài lòng nhưng vẫn cần nâng cấp để đáp ứng mong mỏi của khách hàng”. Nhập được hệ thống có âm thanh đồng bộ chất lượng cao đủ để đáp ứng các chương trình ca nhạc và biểu diễn nghệ thuật quy mô quốc tế tổ chức tại VN, kể cả tour biểu diễn của các ngôi sao ca nhạc thế giới, là mong mỏi của những người làm nghề.
Nếu so sánh với sân khấu các nước tiên tiến trên thế giới, chúng ta phải chấp nhận một thực tế là sân khấu của các rạp hát Việt Nam hiện nay quả là cũ kỹ, nghèo nàn, đơn điệu và lạc hậu về mọi phương diện kỹ thuật, từ ánh sáng, âm thanh đến công tác hậu đài, chuyển cảnh.
Cái yếu nhất của các nhà hát là thiếu trang bị kỹ thuật hiện đại, âm thanh, ánh sáng quá kém, dù bỏ tiền tỷ trang bị kỹ thuật, nhưng vẫn chắp vá. Thậm chí chưa có rạp nào ở Hà Nội có được dàn âm thanh, ánh sáng như New Century- một sàn nhảy thông thường. Các rạp phía Nam, âm thanh, ánh sáng còn thua sân khấu tư nhân Lan Anh…

Kỹ sư âm thanh: nghề “ngàn đô”
Kỹ sư âm thanh được gọi là nghề ngàn $, ngoài lương cao, còn là vì chi phí học nghề khá đắt. Học phí để thành một kỹ sư âm thanh của khoa kỹ sư âm thanh của Trường ĐH Hoa Sen (phối hợp với trường CIFAP – Trung tâm Đào tạo nghe nhìn Pháp) có giá 1.500 USD/năm (đào tạo 2 năm – hệ học viên), đó là chưa kể những máy móc bạn sẽ phải mua để hành nghề sau này. Chẳng hạn như máy móc cho mỗi DJ – nghề thời thượng mà nhiều kỹ sư âm thanh đang hoạt động là 1.200 – 1.800 USD cho bộ DJ gồm 2 turntable (bàn xoay), 1.200 – 1.600 USD cho một mixer (bàn trộn), rồi laptop, headphone, sound effect, đĩa nhựa vinyl…DJ (disc jockey – thợ chỉnh nhạc) là một nghề nhỏ của kỹ sư âm thanh hiện đang trở thành một nghề thời thượng của giới trẻ. Người được đào tạo kỹ sư âm thanh bài bản sẽ là một tay chơi DJ khá ổn. Lương của một DJ ViệtNam hiện tại chừng 1.500 – 3.000 USD/tháng, lương của kỹ sư âm thanh cũng sẽ tương đương như vậy. Khá nhiều người nghĩ kỹ sư âm thanh chỉ làm việc trong các studio sản xuất băng đĩa, nhưng trái lại, kỹ sư âm thanh có mặt ở mọi nơi: trường quay điện ảnh hoặc truyền hình, trong các phòng thu hoặc đài phát thanh, chương trình radio, trong các phòng biểu diễn hoặc ngoài trời.. Trên thế giới, kỹ sư âm thanh là linh hồn của một show diễn, một sự kiện truyền thông quan trọng.

Những kỹ năng cần thiết của một kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng:
Kỹ thuật viên âm thanh, ánh sáng là công việc sáng tạo khá quan trọng của công nghiệp sản xuất âm nhạc, điện ảnh, giải trí. Nhưng cho tới nay, việc đào tạo ngành này vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam và chưa có những chương trình đào tạo chuyên nghiệp. Các bạn có thể tìm hiểu và đăng kí học tại Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh, ĐH Hoa Sen, Cao đẳng Phát thanh Truyền hình… chủ yếu là các chương trình đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ. Phần lớn các kỹ sư âm thanh, ánh sáng đang làm việc tại các studio, các sân khấu đều được học từ nước ngoài về, hoặc “săn” sư phụ và truyền nghề, học lóm. 

Một kỹ sư âm thanh cần có các phẩm chất sau:
– Nhanh nhạy và chính xác: với kỹ sư âm thanh tất cả đều là công việc điều chỉnh, chính xác và mau lẹ, họ cần phản ứng nhanh với những yêu cầu đưa ra.
– Trí tưởng tượng: vừa là kỹ thuật viên vừa là nghệ sĩ, kỹ sư âm thanh cần tìm những phương pháp mới lạ để đạt được hiệu ứng như mong đợi.
– Ham hiểu biết: các phương tiện kỹ thuật luôn được cải tiến nhanh chóng, họ cần phải nắm bắt thông tin và tự tìm tư liệu để luôn bắt kịp xu hướng.