“Mọi người đều có thể sáng tạo theo những cách nhất định. Bạn cần tìm ra cách hé mở sự sáng tạo đó trong bạn”.
Ảnh minh họa
1. Thách thức những ý niệm đã tồn tại từ trước của bạn
Tất cả chúng ta đều sáng tạo. Vấn đề là chúng ta đã dành nhiều thời gian nuôi dưỡng phần não trái với những thứ như từ vựng và ngôn ngữ, logic, các con số, các ý tưởng dựa trên thực tế và chú trọng tới những chi tiết. Nếu chúng ta cũng dành một chút thời gian để nuôi dưỡng phần não phải, chúng ta sẽ khiến cả bộ não suy nghĩ một cách sáng tạo hơn. Hãy dành chút thời gian với trí tưởng tượng của bạn, sử dụng các biểu tượng và hình ảnh nhiều hơn là ngôn ngữ, chấp nhận mạo hiểm và nhìn “bức tranh toàn cảnh” để nuôi dưỡng phần não phải của bạn. Hai bán cầu não là công cụ đầy sức mạnh vì chúng được sinh ra để làm việc cùng nhau.
Hãy nhớ rằng sự sáng tạo không phải luôn gắn với “ý tưởng lớn”. Phần lớn công việc sáng tạo bạn có thể làm hôm nay chỉ quanh quẩn với sự cải tiến dần dần, xuất hiện từ sự sáng tạo xung quanh các dự án mà bạn đang làm hàng ngày.
2. Lên kế hoạch cho các buổi phát huy trí sáng tạo
Khi bạn đang xây dựng các ý tưởng mới, có một số điều kiện cần đáp ứng để đạt được những kết quả tốt nhất. Bạn phải có các nguyên liệu thô, và điều này bao gồm cả những người bạn mời tham dự buổi sáng tạo (có thể là những người khác với những người tham dự) và thông tin được cung cấp về buổi họp sáng tạo đó. Bạn cũng phải có các công cụ tuyệt vời để tận dụng trong quá trình sáng tạo. Hãy xem các cách mới để kích não như “chuyển tờ giấy” và “chọn một thẻ”. Cuối cùng, nếu không có sự tin cậy nào trong tổ chức, thì rất khó có thể có được những ý tưởng tốt nhất. Nuôi dưỡng lòng tin vào tổ chức của bạn mỗi ngày để trong các buổi họp sáng tạo, mọi người đều cảm thấy thoải mái đóng góp.
3. Thay đổi công việc hàng ngày thường xuyên
Đừng luôn mời cùng một nhóm người tham dự các buổi họp lên ý tưởng. Hãy trộn lẫn các nhóm khác nhau. Thực tế, nếu bạn cho phép những người trong tổ chức tự chọn việc tham dự hay không tham dự quá trình lấy ý tưởng, bạn sẽ có những buổi lấy ý tưởng mà mọi người tham gia đều hào hứng đóng góp ý tưởng. Hãy mời những người chưa từng tham dự tới buổi họp ý tưởng, điều này thực sự tạo nên tổ chức của bạn. Việc tổ chức các buổi lấy ý tưởng theo cách mời đan xen các bộ phận chức năng có thể giúp mọi người hiểu thêm về các bộ phận khác nhau của tổ chức. Khi họ trở lại làm việc với phòng, họ sẽ hiểu hơn về những việc mọi người khác trong tổ chức đang làm và có thể đem những kiến thức chuyên môn mới vào tổ chức của bạn.
4. Tìm ra thứ tạo nên không gian “trí tuệ” cho bạn
Các ý tưởng từ các nguồn bên ngoài tổ chức của bạn sẽ tạo ra môi trường mà bạn có thể cởi mở với các ý tưởng xuất phát từ bất cứ đâu. Điều này bao gồm truyền thông xã hội, các tổ chức giống với tổ chức của bạn, các ngành khác hoặc các đơn vị không cùng ngành dọc hoặc phân khúc của bạn. Đôi khi điều đó có thể là nói chuyện với mọi người. Hãy nói chuyện với khách hàng để nhận ý kiến phản hồi về sản phẩm và dịch vụ của bạn, tạo cảm hứng cho bạn nghĩ khác về những việc bạn làm hàng ngày.
Theo INC/hoclamgiau