Niềm vui thích bạn dành cho công việc sẽ không tồn tại mãi mãi. Sẽ có lúc bạn cảm thấy ngày làm việc như dài hơn, những thách thức từng tạo hứng khởi, nay lại khiến bạn mệt mỏi… Phải chăng đã đến lúc nên “nhảy việc”?
Ảnh minh họa
Câu trả lời là chưa. Mọi công việc đều có sự nhàm chán nhất định và thiếu hứng khởi cho công việc không có nghĩa bạn cần phải chuyển việc. Tuy nhiên, nếu bạn thụ động chờ đợi, những điều mới mẻ thú vị sẽ không bao giờ xảy đến. Do đó, thay vì ngồi chờ đợi trong nhàm chán, bạn nên thử các bước sau:
Bước 1: Đi nghỉ
Đốt cháy mạnh mẽ ngọn lửa đam mê nghề nghiệp của bạn khi đang bí bách là cách nhanh nhất dập tắt tàn lửa còn lại. Thay vào đó, hãy ra khỏi văn phòng và tập trung vào một thứ gì đó ngoài công việc. Nếu bạn còn nhiều ngày nghỉ, hãy tận dụng chúng. Bạn có thể nhận thấy điều bạn cần nhất là một kỳ nghỉ. Khi quay trở lại sau kỳ nghỉ, hãy sử dụng nguồn năng lượng mới để cho công việc hàng ngày của bạn.
Bước 2: Bắt đầu thay đổi thói quen hàng ngày
Hãy tìm hiểu xem liệu có những việc bạn có thể làm khác đi cách vẫn làm hàng ngày. Nếu có, hãy thử làm vài thứ. Chẳng hạn, bạn có thể thử đi xe buýt thay vì chạy xe máy đến văn phòng. Hay bắt đầu tìm hiểu đồng nghiệp bạn muốn phát triển mối quan hệ thân thiết hơn. Hay ăn trưa với một đồng nghiệp mới. Thay đổi thói quen có thể mở ra những khía cạnh mới của vấn đề và mang lại những ý tưởng mới cho công việc của bạn.
Bước 3: Thay đổi cách làm việc
Hãy thay đổi cách làm việc thông thưởng của bạn. Mỗi ngày hoặc mỗi tuần bạn nên lập một kế hoạch những điều bạn sẽ làm để thay đổi thói quen của mình. Chẳng hạn, lên kế hoạch chi tiết cho dự án X, thay đổi cách trả lời email… Xác định và thực hiện những thay đổi nhỏ, cụ thể sẽ dần dần giúp bạn tập trung vào công việc tốt hơn.
Bước 4: Chia sẻ với sếp
Nếu những vấn đề cơ bản của công việc đang bào mòn năng lượng của bạn, đừng nghĩ rằng chúng không thể thay đổi. Hãy lên lịch họp với sếp, thảo luận những vấn đề bạn có thể tạo ra nhiều giá trị cho công ty hơn là thú nhận bạn không còn hứng thú với công việc. Chỉ rõ dự án nào đang khiến bạn quan tâm, và hỏi xem liệu bạn có thể tham gia vào dự án này. Đặc biệt, nên tham gia vào dự án bạn chưa từng làm trước đó. Quản lý của bạn có thể giúp bạn khám khá những điều mới mẻ. Khi gợi ý những thay đổi cho sếp, hãy nhớ nỏi rõ những thay đổi đó đem lại ích lợi cho công ty ra sao, chứ không đơn thuần chỉ để thỏa mãn nghề nghiệp của riêng bạn.
Bước 5: Xem xét những bước tiến dài hơn
Làm một công việc trong thời gian dài không những khiến bạn cảm thấy chán nản, nó còn gây ra sự trì trệ trong sự nghiệp. Nếu bạn đã thực hiện những bước trên mà vẫn chưa cảm thấy được truyền cảm hứng, có lẽ bạn nên xem xét một vị trí khác. Bạn chỉ cần đảm bảo trong công ty có những vị trí đang tuyển. Khi xem xét một cơ hội mới, hãy tự hỏi bản thân vị trí mới sẽ khác vị trí cũ như thế nào và cân nhắc sự phù hợp của bạn.
Bước 6: Duy trì sự mới mẻ
Dù bạn vẫn làm ở vị trí cũ hay đã chuyển sang vị trí khác, hãy cố gắng học hỏi từ những công việc cũ bạn đã làm và rút kinh nghiệm để làm công việc mới tốt hơn. Hãy coi đây như một hồi chuông đánh thức bạn để bạn bắt đầu kiểm soát công việc của mình hiệu quả hơn. Bạn nên hình thành các thói quen công việc dựa trên sở thích và động lực thay đổi không ngững trong lĩnh vực bạn đang làm.
Khả năng duy trì niềm hứng thú trong công việc ít phụ thuộc vào ngoại cảnh, vào môi trường mà phụ thuộc vào cách bạn tiếp cận với chúng. Hãy nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều và tích cực hơn. Bạn sẽ luôn có những thách thứơ mới mẻ, giúp mình duy trì niềm hứng khởi, động lực làm việc trong dài hạn.