Tiệc tùng, kết bạn, hẹn hò… với đồng nghiệp là một trong những mối quan hệ cá nhân hay xảy ra nơi công sở. Tuy nhiên bất cứ mối qua hệ nào cũng ảnh hưởng đến công việc của bạn, có mặt tốt và mặt xấu. Đôi khi bạn có thể né tránh, đôi khi bạn phải học cách đối diện.
Ảnh minh họa
Khi bắt đầu một công việc mới – nghĩa là bạn bước vào không chỉ là nơi làm việc, mà còn là một môi trường xã hội mới. Sẽ có nhiều “kiểu” người khác nhau. Sẽ có “đại ca”, “ngôi sao”, “con cưng”, người hay phàn nàn, người thích thao túng, người hay càu nhàu, chuyên gia trốn việc, cuối cùng là những người luôn cúi đầu và làm mọi việc.
Nếu bạn có người quen ở công ty như người thân hay bạn bè, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận với đồng nghiệp hơn vì có người dẫn dắt. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn như vây, bạn phải học cách tiếp cận với mọi người. Bạn có thể bắt đầu với những người cùng sở thích như về âm nhạc, nấu ăn, shopping, thể thao, chơi game…vì khi nói về sở thích người ta dễ cởi mở hơn và có nhiều chủ đề để gợi chuyện. Nếu không tìm được những người như vậy thì bạn nên làm quen với kiểu người “quản lý” – là người hay tổ chức các hoạt động của công ty, hoặc hay chủ trì các buổi họp mặt, tiệc tùng của các hội nhóm. Tuy nhiên, dù bạn làm quen với ai thì đều có những điều nên và không nên.
Dưới đây là 7 điều tương đối quan trọng bạn cần lưu ý:
1.Tiệc tùng
Bất kỳ xã hội văn phòng nào cũng nhận thức việc tập trung vào tiêu thụ rượu bia là đầy hiểm nguy. Uống một vài ly để được xem là thân thiện và có thể bạn sẽ vẫn ổn, nhưng nhiều hơn nữa bạn không chỉ có nguy cơ không thể lái xe về nhà, và còn có thể bị “cám dỗ” chia sẻ những thông tin cá nhân, riêng tư. Kiềm chế bản thân nếu bạn cảm thấy bạn không thể khống chế được cục diện. Chia sẻ việc riêng tư như rắc rối với bạn trai, sức khỏe, sự khó chịu của cha mẹ, tranh chấp với bạn cùng phòng – là điều không nên.
2.Tiết lộ những chuyện cá nhân
Trước khi bạn tiết lộ, hãy suy nghĩ rằng, bạn có muốn nhìn thấy những thông tin đó trên Facebook – không phải của bạn, mà là trên trang của người khác. Bạn cần kiểm soát thông tin về cuộc sống của bạn. Hãy cẩn thận khi bạn chia sẻ.
3.Những chủ đề nhạy cảm
Nhân viên cùng văn phòng mời bạn đồ uống, điều này không có gì là không tốt, tiết chế chính là chìa khóa trong tình huống này. Nói về bản thân trong những vấn đề bạn cảm thấy thoải mái và tìm hiểu những người khác và đặt câu hỏi lịch sự về họ – không nên hỏi những câu quá cá nhân nếu như bạn chỉ mới gặp và hãy trả lời một cách thích hợp. Tránh nói về tôn giáo, chính trị và quan hệ tình dục.
4.Lên danh sách những việc nên và không nên
Có thể bạn nghĩ rằng mình có thể khá vững vàng, nhưng không phải lúc nào bạn cũng có đủ sự minh mẫn, hãy lập kế hoạch với bất cứ điều gì bạn nghĩ rằng bạn có thể quản lý, khống chế. Sự kiểm soát sẽ giúp bạn tránh xa rắc rối.
5.Chọn bạn
Hầu hết trong chúng ta trải qua khoảng bốn hoặc năm công việc trước khi làm việc tại nơi hiện tại vì vậy bạn cũng có đủ kinh nghiệm để n hận biết đâu là những đồng nghiệp giúp bạn phát triển và đâu là những người sẽ mang lại rắc rối cho bạn. Và chọn ai là quyết định của bạn.
6.Những lời mời
Giả sử có ai đó mời bạn đi xem một trận bóng đá, bóng chuyền, một buổi chiếu phim hài, hay bất cứ điều gì khác. Nếu là người mời cùng giới điều đó có thể tốt thôi, nhưng nếu khác giới hãy suy nghĩ thật kỹ. Không cần thiết phải nói không, chỉ cần đi nếu bạn cảm thấy thoải mái.
7.Nói xấu
Hãy tránh xa các tin đồn và các chuyện thị phi, không nói năng bậy bạ và đặc biệt là đừng bao giờ mang Sếp bạn làm chủ đề bàn tán.
Hãy luôn cố gắng nỗ lực trong bất kỳ tình huống có liên quan đến công việc và các hoạt động của xã hội của công ty. Bạn thoải mái khi ở với bạn bè và gia đình nhưng công ty là một môi trường khác. Giữ cân bằng trong các mối quan hệ xã hội cũng như cách bạn thích nghi với nơi làm việc và mọi thứ sẽ được kiểm soát dễ dàng hơn.