Marketing 3 chiến thuật kiếm tiền từ tiếp thị nội dung

3 chiến thuật kiếm tiền từ tiếp thị nội dung

8
Việc các thương hiệu đầu tư thời gian và công sức vào việc tạo ra những nội dung gắn kết, có chất lượng cao, được gọt dũa cẩn thận cho cộng đồng là một ý tưởng đầy sức mạnh. Song sự thật là kiếm tiền với nội dung thực sự rất khó, 100 lần thì có đến 99 lần các độc giả không xuất hiện một cách kỳ diệu, Dưới đây là 3 giải pháp để gắn kết và sau cùng là kiếm tiền từ độc giả của bạn.


Ảnh minh họa
1. Cung cấp giá trị chứ không phải khối lượng
Real-time marketing (Real-time marketing là hoạt động kết nối chiến lược của thương hiệu với những tin tức thời sự hoặc xu hướng nóng hổi, bằng cách truyền tải những thông điệp liên quan với cuộc sống cộng đồng của khách hàng mục tiêu, bạn đang mang đến những nội dung liên quan trực tiếp đến họ và khiến họ muốn chia sẻ – Lời người dịch) đã trở thành xu hướng mới nhất thống trị lĩnh vực marketing nội dung.
Oreo là một trường hợp thường được đề cập đến nhiều và là một ví dụ mà các thương hiệu mơ ước trong quảng cáo của Super Bowl năm nay và các câu chuyện trên truyền thông xã hội. Nhưng mặc dù chúng ta đang chứng kiến khối lượng khổng lồ những nội dung được đăng tải với tốc độ càng nhanh càng tốt, nhưng chúng ta không còn thấy những khoảnh khắc Oreo đáng nhớ trong năm nay nữa.
Đó là vì tiếp thị nội dung thực tế không phải là một chiến lược. Đó là một việc làm mong manh như khi bạn ném sợi mỳ spaghetti lên tường. Khi thắng thì thắng lớn, nhưng đó không phải là một chiến thắng có thể đoán được và có thể nhân rộng.
Và sự thật là, không phải tất cả chúng ta đều cần phải thực tế. Thay vì tạo ra các tiêu chuẩn tiếp thị nội dung dựa trên việc thương hiệu tạo ra bao nhiêu nội dung và nhanh thế nào, chúng ta nên đánh giá các chiến dịch tiếp thị theo giá trị chúng mang lại cho độc giả.
Nội dung phải là thứ khiến trang blog của thương hiệu của bạn là một điểm đến chứ không phải là một sự tiêu khiển. Nó phải là thứ được người ta săn đón, chờ đợi.
Các thương hiệu như Anthropologie, Warby Parker và Williams Sonoma là những ví dụ tuyệt vời về các công ty theo đuổi ý tưởng rằng nội dung độc đáo, chất lượng rất xứng đáng với thời gian và tiền bạc bỏ ra.
2. Nhận sự trợ giúp chuyên nghiệp
Không phải tất cả các thương hiệu đều có ngân sách tiếp thị khủng như các công ty Anthropologie hay Williams Sonoma. Những thương hiệu này đã cố gắng trở thành những nhà xuất bản, trong khi lẽ ra họ nên tập trung các nguồn lực còn hạn chế vào việc thúc đẩy sản phẩm. Tất nhiên họ biết rằng cuộc trò chuyện hay có thể giúp thúc đẩy sản phẩm. Đó là lý do tại sao họ đi vào lĩnh vực tiếp thị nội dung. Nhưng họ đã có quá nhiều việc rồi.
Các thương hiệu không có những nguồn lực bên trong để thực hiện tốt việc tiếp thị nội dung cần tìm các cơ hội trở thành đối tác với những blogger hoặc người viết chuyên nghiệp.
Các nhà tiếp thị nội dung có thể áp dụng nhiều cách khác nhau, hoặc là mời các blogger cộng tác viết bài cho blog của họ, xin phép được sử dụng nội dung của blogger đó trên trang web của công ty, hoặc thuê một người viết tự do viết các câu chuyện hấp dẫn và các bài báo xứng đáng đưa vào mục tin tức. Chúng ta đều giỏi nếu tập trung vào những việc chúng ta làm tốt nhất.
3. Đặt ra các mục tiêu và theo dõi
Với việc tiếp thị nội dung để đẩy mạnh sự quan tâm của độc giả, các thương hiệu phải có biện pháp chiến lược để đánh giá các chiến lược tiếp thị nội dung của họ. Đó chính là đặt ra các mục tiêu tiếp thị cụ thể và tối ưu hóa các chiến dịch tiếp thị nội dung để đạt được các mục tiêu đó.
Để làm được điều này, các nhà tiếp thị nội dung có thể phải nghĩ xa hơn quan điểm rằng việc xây dựng nội dung là những thứ duy nhất giúp họ phát tán, hãy cân nhắc những thứ như mở một diễn đàn người dùng để xúc tác việc gắn kết độc giả, tạo những lời kêu gọi hành động hấp dẫn để biến dữ liệu sản phẩm thành một bài viết trên blog.
Không chỉ có vậy, một khi các chiến dịch tiếp thị nội dung đã được hình thành và thực hiện, các nhà tiếp thị phải thông minh hơn khi đánh giá thành công của các chiến dịch, tối ưu hóa để thực hiện và thử nghiệm nhằm đạt được kết quả tốt nhất theo chỉ số KPI (chỉ số đánh giá việc thực hiện công việc) mà họ đã đặt ra.
Google Analytics rất tuyệt vời, nhưng nó chỉ giúp các nhà tiếp thị tiến đến một mức độ nào đó thôi. Các nhà tiếp thị cần để các công cụ giúp họ đạt được các mục tiêu. Ví dụ công cụ Optimizely rất tốt cho việc thử nghiệm A/B các quảng cáo rầm rộ, copy các trang web và kêu gọi hành động.
Tiếp thị nội dung có thể và nên là một phần quan trọng của mọi chiến lược tiếp thị trực tuyến. Những người ủng hộ và trung thành với thương hiệu hy vọng được nghe về các thương hiệu yêu thích của họ và họ muốn gắn kết tích cực với chúng để tạo dựng tương lai của họ càng nhiều càng tốt. Việc này không cần phải khó đến vậy, chỉ cần bạn làm đúng và có mục đích.

Theo Entrepreneur/hoclamgiau