Để phát triển doanh nghiệp, nhất là ở giai đoạn đầu khởi nghiệp, các doanh nhân thường chấp nhận nói “Có” với mọi thứ. Đó là một sai lầm tai hại. Học cách từ chối các cơ hội, nói “Không” với những thứ không giúp ích cho việc nâng tầm doanh nghiệp mới là cách tốt nhất giúp bạn trở thành một doanh nhân thành công.
Ảnh minh họa
Khi mới mở The Protocol School of Palm Beach (công ty chuyên cung cấp các chương trình đào tạo và hội thảo trong văn hoá kinh doanh, cách giao tiếp điện thoại di động, giao thức quốc tế, cách giao tiếp hiện đại, ăn uống và nghi thức), tôi đã theo đuổi mọi cơ hội đến với mình. Công ty tôi hoàn toàn mới và tôi cần khách hàng. Để phát triển doanh nghiệp, tôi đã nói “Có” với mọi thứ.
Ban đầu, điều đó rất tuyệt vời. Mạng lưới nghề nghiệp của tôi và cả cơ sở khách hàng cũng dần phát triển. Tôi đã bị kiệt sức và cam kết quá nhiều. Lịch làm việc của tôi kín đặc nhưng kết quả vẫn dậm chân tại chỗ.
Vì vậy, tôi đã lùi lại một bước và bắt đầu đánh giá xem những sự kiện và hoạt động nào thực sự khiến công việc kinh doanh của tôi phát triển. Tôi đã thay đổi mô hình kinh doanh và chỉ chấp nhận những cơ hội giúp tôi nâng tầm công ty và tôi đã học cách nói “Không” với mọi thứ khác.
Vì sao hầu hết chúng ta lại khó nói ra từ tưởng như ngắn gọn và đơn giản đó? Đó là vì từ sâu thẳm bên trong, tất cả chúng ta đều muốn được mọi người yêu thích mình, do vậy chúng ta lo lắng rằng việc nói “Không” sẽ làm mọi người thay đổi cách nhìn nhận về chúng ta. Điều này đặc biệt khó khăn nếu bạn là người muốn làm hài lòng mọi người. Nhưng trước khi bạn nhận thêm bất cứ trách nhiệm nào, hãy cân nhắc những hướng dẫn sau đây:
Hãy chủ động. Khi bạn nói “Có” với mọi cơ hội, các hành động của bạn trở thành phản ứng và nó có thể ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác của công ty bạn. Bạn có thể trở nên quá nhạy cảm với những tình huống nhiều áp lực và mất tập trung. Các doanh nhân phản ứng thường trở thành nô lệ cho những đòi hỏi của khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và đối tác. Thay vì làm việc theo các mục tiêu dài hạn, bạn sẽ thấy mình rượt theo từng đồng đô la và làm hao tán những khoản tiền kiếm được trong tương lai trong quá trình thực hiện.
Xây dựng các tiêu chí dành cho các sự kiện. Tạo ra một danh sách các mục tiêu và mục đích của bản thân và doanh nghiệp. Khi bạn quyết định tham dự một sự kiện hoặc một cuộc hội thảo, hãy đảm bảo bạn có thể thu được những lợi ích nào đó từ việc tham dự. Nói cách khác, hãy đánh giá chi phí cơ hội của thời gian bạn bỏ ra theo tỷ lệ hoàn vốn ROI.
Đàm phán để có được những cơ hội tốt hơn. Nếu ai đó mời bạn tham dự một sự kiện, hãy xung phong phát biểu tại sự kiện đó. Hãy đàm phán một ngày mà đa số người tham gia có mặt. Hãy tiếp cận những cơ hội tốt hơn vào bất cứ lúc nào có thể.
Đừng vứt bỏ những thứ bạn có thể bán. Nếu lúc nào bạn cũng nói “Có” khi có ai đó yêu cầu bạn cho lời khuyên, bạn đã làm xói mòn giá trị chuyên môn của chính bạn. Thời gian của bạn là quý báu. Thời gian mà bạn bỏ ra cho những thứ ngoài công việc kinh doanh của bạn đều có chi phí cơ hội. Đừng tạo thói quen phát chẩn lời khuyên hoặc các thông tin miễn phí; đó là giá trị doanh nhân của bạn.
Thực hành việc từ chối lịch sự. Khi bạn nói “Không” đối với những việc không giúp bạn phát triển doanh nghiệp hoặc những mối quan hệ tương lai, bạn đã nói “Có” với bản thân mình. Bạn biến bản thân trở thành đối tượng ưu tiên và bạn theo đúng định hướng của doanh nghiệp. Nếu bạn chưa sẵn sàng nói “Không” trong các mối quan hệ nghề nghiệp của bạn, hãy thực hành điều này với bạn bè và người quen của bạn bất cứ khi nào có thể.
Chọn lựa khách hàng một cách có chọn lọc. Nếu bạn từng có một khách hàng công ty hoặc khách hàng cá nhân khó tính, luôn phàn nàn về các loại phí, bạn sẽ biết việc giải quyết đau đầu thế nào. Nó bòn rút thời gian, năng lượng và các nguồn lực. Nhất là các khách hàng khó tính có thể là cơn ác mộng về cảm xúc và đẩy bạn phải đi tới những giới hạn. Hãy tìm ra những lá cờ đỏ khi bạn gặp khách hàng lần đầu tiên. Nếu bạn cảm thấy sẽ có những xung đột về tính cách hoặc phạm vi dự án có thể vượt quá yêu cầu ban đầu, đừng ngại nói “Không” hoặc giới thiệu người khác cho họ.
Nói “Không” sẽ khiến bạn trở thành một doanh nhân tốt hơn. Bạn cần có óc thực tế thì mới có thể từ chối các cơ hội. Đặc biệt là giai đoạn ban đầu, nhiều chủ doanh nghiệp lo ngại rằng họ sẽ không thể có khách hàng khác hoặc chốt được thương vụ khác. Nhưng đừng ngại bỏ qua một cơ hội nếu bạn cảm thấy không ổn. Nếu bạn giữ một quan điểm tích cực, bạn sẽ thấy cơ hội khác sẽ tới và diễn ra vào đúng lúc.
Theo Entrepreneur/hoclamgiau