4 hành vi nhân viên không bao giờ muốn thấy ở một nhà lãnh đạo

Lãnh đạo doanh nghiệp là một công việc phức tạp và đôi khi không thể tránh khỏi những hành vi bộc phát khiến nhân viên cảm thấy áp lực, gây ảnh hưởng chung đến không khí và năng suất làm việc.
“Lên mặt” cấp trên là một trong những hành vi mà các nhân viên không mong muốn nhất ở lãnh đạo của họ. Ảnh minh họa.
Một tìm kiếm từ khóa “leadership” (lãnh đạo) trên Google cho 159.000.000 kết quả trong vòng chưa đầy 1 phút. Vì vậy, để dịnh nghĩa chính xác từ khóa này và đặt ra những quy chuẩn hành vi là việc không hề đơn giản.
Mỗi nhà lãnh đạo có những hành vi lãnh đạo khác nhau nhưng có một số hành vi dưới đây chắc chắn phần lớn các nhân viên đều không mong muốn sẽ nhìn thấy ở sếp của mình.
1. Quát mắng
Quát mắng thực chất không phải là cách để giảm nhẹ khó khăn và áp lực cho một nhà lãnh đạo mà chỉ làm suy yếu những nỗ lực lãnh đạo mà thôi.
Một trong những thách thức đối với một nhà lãnh đạo là phải đối mặt với những đánh giá của nhân viên. Những gì một nhà lãnh đạo không cần là những nhân viên cấp dưới “nói xấu” sau lưng, bởi vì như vậy chứng tỏ nhân viên đang mất niềm tin ở cấp trên của họ.
Nhà lãnh đạo cần có cách giải quyết xung đột tại văn phòng với nhân viên cấp dưới theo quan điểm chia sẻ, góp ý nhưng đừng nên quát mắng nặng lời. Vì thực tế, nhiều nhân viên khi đó chỉ đợi sếp bước ra khỏi văn phòng để buông những lời không phục.
Nên nhớ rằng, khi mọi người nhìn vào vị trí nhà lãnh đạo đang đứng, họ cũng biết những gì nhà lãnh đạo đó đại diện.
2. Biến động tình cảm
Không nên nhầm lẫn sự biến động cảm xúc là những biểu hiện cảm xúc.
Các nhà lãnh đạo chuyên nghiệp sẽ biết các kiểm soát cảm xúc của mình trong những hoàn cảnh cụ thể. Họ biết khi nào nên bộc lộ cảm xúc, im lặng hoặc để cho nó bùng nổ.
Điều này phụ thuộc nhiều vào nhận thức, kinh nghiệm và tính cách của nhà lãnh đạo, vì một số người có khả năng thiên bẩm hoặc học được dễ dàng qua một vài buổi học quản trị, nhưng cũng có người cần phải trải qua vài bài học đắt giá tại các vị trí lãnh đạo chiến lược thì mới nhận ra.
Vì vậy, định hình cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp với hoàn cảnh là cách mà một nhà lãnh đạo nên làm để kiểm soát cảm xúc và không biến mình thành “một trò lố” trước mắt những nhân viên.
3. “Chơi đẹp”
Kết bạn với nhân viên là cần thiết nhưng không nên được xem là ưu tiên số một của một nhà lãnh đạo vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến uy quyền các quyết định của cấp trên với cấp dưới trong công việc.
Hãy nhớ điều này: Mọi người cần một nhà lãnh đạo, không phải là một người bạn. Vì vậy, những quan hệ bạn bè nên để ở ngoài giờ làm việc, còn trong giờ nên tuân theo những quy định của công ty.
Tất nhiên, các nhà lãnh đạo chuyên nghiệp cũng nên chia sẻ những khó khăn, vướng mắc với nhân viên và tìm hiểu, sắp xếp các giá trị, mục tiêu phù hợp với tầm nhìn chiến lược của công ty.
4. Để ý đến những điều vụn vặt
Đảm nhận vị trí một doanh nhân cũng đồng nghĩa với việc phải quan tâm đến nhiều vấn đề của công ty hơn. Nhưng điều đó không có nghĩa một nhà lãnh đạo phải đi lo tất cả những công việc vụn vặt như các hóa đơn thanh toán, những vấn đề hậu cần của công ty trong khi đang phải tập trung vào lập các kế hoạch cấp cao hơn.
Sẽ không ai có ý kiến gì khi một ông chủ giao những việc nhỏ cho cấp dưới và hướng dẫn họ thực hiện như thế nào cho hiệu quả để tập trung giải quyết những việc lớn vì mục tiêu phát triển công ty. Cách ông chủ đó nhận thức, đề ra chiến lược và truyền đạt cho cấp dưới ra sao mới là điều mà họ quan tâm.
Hành vi của nhà lãnh đạọ, đôi khi từ những điều nhỏ nhất cũng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ làm việc của nhân viên và thành công của một công ty. Vì vậy, dù muốn hay không người đứng đầu doanh nghiệp cũng nên chú ý điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.

Theo Businessinsider