Họ tiết kiệm quá mức khi thiết kế website, trì hoãn lịch triển khai để chắc chắn rằng sản phẩm đã hoàn toàn sẵn sàng, và quá hào hứng về các tính năng công nghệ của đứa “con cưng” mà quên việc tạo giá trị cho khách hàng.
Về phía Marketing, có quá nhiều các “chuyên gia Marketing” và “tài nguyên Marketing,” vì vậy thách thức thực sự đối với tất cả chúng ta đó là lọc ra các quy tắc nên và không nên mà được áp dụng tới các công ty khởi nghiệp. Cuốn sách có tên “Do It!Marketing,” viết bởi David Newman, một nhà huấn luyện Marketing, cung cấp cho chúng ta các lời khuyên marketing rất thực tế như sau:
1. Đừng kể lể với khách hàng bạn tuyệt với như thế nào. Cứ lặp đi lặp lại rằng bạn có dịch vụ tuyệt vời, giá trị tuyệt vời, và các sự lựa chọn tuyệt vời như một chú vẹt, có nghĩa là bạn chẳng có gì độc đáo cả. Bạn cần phải truyền tải một thông điệp rõ ràng rằng điều gì khiến công ty của bạn là sự lựa chọn duy nhất cho khách hàng. Thử tự hỏi bản thân “vậy thì sao?” để tìm kiếm một câu trả lời hấp dẫn mà dựa trên-giá trị khách hàng .
2. Chớ vội dùng các ngôn từ “đao to búa lớn. Đừng tuyên bố những điều lớn lao, lời hứa xáo rỗng, hay các từ ngữ loanh quanh. Hãy học nói thứ ngôn ngữ đặc trưng, cụ thể của khách hàng, dựa trên các nghiên cứu hiện thời và các bài tập. Hãy đi thẳng tới các khách hàng của bạn, và tìm hiểu các ưu tiên, vấn đề, áp lực và thách thức của họ.
3. Đừng phí thời gian tạo mạng lưới với những người lạ. Bắt đầu tạo các mối quan hệ thông minh hơn và nhỏ hơn. Hãy mời những người chủ chốt đi cà phê hoặc ăn trưa, và cố gắng tìm hiều họ và doanh nghiệp của họ. Trước hết cần kết bạn với họ, và mối quan hệ với những người khác sẽ đến một cách tự nhiên. Cố gắng làm quen với một nhóm người lạ không có chút hiệu quả nào hết.
4. Đừng phí thời gian theo đuổi. Nếu bạn đang tập trung vào những khách hàng tiềm năng, những ai đang tìm giải pháp cho một vấn đề mà công ty bạn có đáp án, bạn không cần quá nỗ lực để thu hút sự chú ý của họ. Hãy gửi một bức thư bán hàng, sau khi bạn tự đặt mình vào đúng vị trí của một chuyên gia có khả năng giải quyết các vấn đề của khách hàng, kèm theo những lời nhận xét của khách hàng khác. Họ sẽ gọi cho bạn.
5. Chớ nên “giấu nghề” quá trên truyền thông xã hội. Có khá nhiều doanh nhân sợ phải chia sẻ hết những hiểu biết, chiến thuật và công cụ tốt nhất của họ qua truyền thông xã hội – điều này có thể giảm nhu cầu và lợi nhuận. Trong thực tế, khi khách hàng nhận thấy những giá trị thực sự trong những gì bạn chia sẻ và cho đi, họ sẽ bắt đầu tưởng tượng họ có thể nhận được gì, khi là một khách hàng thực thụ.
6. Đừng đặt hết niềm tin vào cảm hứng. Đam mê là cần thiết, tuy nhiên không đủ để nuôi dưỡng công ty khởi nghiệp của bạn. Hãy tạo ra cảm hứng với những gì bạn làm, nhưng hay phát triển một kế hoạch vững mạnh, và một kế hoạch B nữa. Hãy nghĩ vượt qua sự thất bại, và cơ hội thành công sẽ cao hơn.
Thay vì tự hỏi “Khi nào và làm thế nào những điều này tạo ra doanh thu?”, các doanh nhân cần tập trung nhiều hơn vào đối tượng marketing của họ là ai và tại sao. Sau đó cho họ những lý do hấp dẫn, cụ thể, và có liên quan, để họ mua hàng của bạn.
Một trong những cách tiếp cận tốt nhất đó là hãy bán theo cách mà giống với cách bạn mua: Bạn tìm kiếm những giá trị thực sự trong một giải pháp rõ ràng, hoặc ít nhất là một cuộc đối thoại về vấn đề của bạn, những gì khiến bạn đau đầu hay thách thức bạn. Bạn không chấp nhận mua hàng dựa trên những cuộc điện thoại chào hàng lạnh lùng, các bức thư spam, hay những cuộc gọi ngay giữa bữa ăn tối. Hãy tỏ lòng kính trọng với khách hàng. Cách Marketing tốt không hề khó hiểu chút nào.
Chính vì vậy Marketing là thứ đầu tiên, và cũng là cuối cùng mà bạn nên nghĩ tới và hành động dựa trên để phát triển doanh nghiệp. Những nước đi mà tạo ra các kết quả tích cực đó là những hành động khiến bạn nổi bật giữa đám đông, thu hút và dành được nhiều khách hàng hơn là các đối thủ cạnh tranh.
Vậy bạn đã xem lại chiến lược Marketing về những gì nên làm và không nên làm đối với doanh nghiệp khởi nghiệp của bạn chưa?
Theo Forbes/ Vcamp