Giá trị giao dịch sàn HoSE giảm 34% so với phiên trước còn sàn Hà Nội giảm 24%. Bluechips bị bán mạnh cuối phiên trong đó VNM giảm 3.000 đồng/cp.
Ngày đầu tiên hai sàn cùng tăng thời gian giao dịch đến 15h, tuy nhiên thanh khoản hai sàn lại giảm mạnh. Sàn HoSe khớp lệnh 32,8 triệu cổ phiếu, tương đương 685 tỷ đồng (giảm 34% so với phiên trước) trong khi sàn Hà Nội giao dịch 16,8 triệu cổ phiếu, tương đương 125 tỷ đồng (giảm 24% so với phiên trước).
VN-Index cuối phiên giảm 8,24 điểm xuống 485,69 điểm (-1,67%) trong khi HNX-Index giảm 0,55 điểm xuống 60,77 điểm (-0,9%).
Bluechips trong nhóm Vn30 bị bán rất mạnh khi VNM giảm 3.000 đồng/cp, MSN giảm 1.500 đồng/cp, CSM giảm 1.200 đồng/cp; VIC, VNM, PPC giảm 1.000 đồng/cp, HSG giảm 900 đồng, REE, PVD giảm 800 đồng, FPT, PET giảm 700 đồng, HPG, DRC giảm 600 đồng…nói chung mức giảm cuối phiên là khá sâu nhưng cầu bắt đáy không nhiều, dư mua tại các bước giá ở các mã bluechips chỉ từ 10-60 nghìn đơn vị.
Tại nhóm penny và midcap, khá nhiều cổ phiếu giảm sàn cuối phiên như HAR, ITD, KMR, KSA, KTB, LCM…một số cổ phiếu trụ được cuối phiên có BMC (sắp trả cổ tức), FMC, TRC, TV1.
Tại sàn Hà Nội, ACB cuối phiên tăng 100 đồng, còn lại hầu hết nhóm cổ phiếu trong HNX30 đều giảm điểm, SHB, SCR giảm 200 đồng, PVC giảm 600 đồng, VND, PVX, FLC giảm 100 đồng. Hôm nay là ngày giao dịch cuối cùng của FLC trên sàn Hà Nội; SDH, PSG giảm sàn.
~~~
Phiên chiều, VN-Index rơi thẳng đứng, giảm hơn 8 điểm xuống 485 điểm.
MSN giảm 1.500 đồng/cp, GMD, BVH giảm 1.300 đồng, PGD giảm 1.000 đồng, DPM, CSM, HSG, PET, PPC đồng loạt giảm 800 đồng, REE, DRC giảm 700 đồng, thị trường giảm mạnh nhưng KLGD vẫn ở mức thấp cho thấy cầu bắt đáy chưa thực sự sẵn sàng tham gia thị trường.
~~~
Đóng cửa phiên giao dịch sáng, Vn-Index giảm 2,43 điểm xuống 491,5 điểm (-0,49%), trong khi HNX-Index giảm 0,19 điểm xuống 61,33 điểm (-0,31%).
Khá nhiều bluechips mất điểm cuối phiên, trong đó MSN, VNM giảm 1.000 đồng/cp, GMD giảm 700 đồng, HSG, PVD giảm 600 đồng, PPC, VIC, PGD, BVH giảm 500 đồng, PET giảm 400 đồng, CSM, DPM, DRC giảm 300 đồng…
Trong nhóm VN30 chỉ có 4 mã tăng giá với mức tăng từ 100-200 đồng là CII, EIB, KDC, MBB.
Tại nhóm penny và midcap, HAR cuối phiên dư bán sàn hơn 700 nghìn cp, hầu hết nhóm cổ phiếu đầu cơ đều giảm điểm, KMR, HLA giảm sàn, HQC, ITA, PVT đều giảm điểm.
Số mã giảm giá trên sàn HOSE cuối phiên đã lên tới 102 mã, trong khi chỉ có 28 mã tăng giá, KLGD xuống thấp kỷ lục, phiên sáng chỉ khớp lệnh gần 10 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch hơn 152 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, FIT tăng 700 đồng, HNM tăng 300 đồng, KLS, SCR, SHS giảm nhẹ.
~~~
Ngày 29/7, ngày đầu tiên sàn Hà Nội chính thức kéo dài thời gian giao dịch đến 3h chiều và áp dụng 4 lệnh (3 lệnh thị trường và lệnh ATC khớp lệnh định kỳ đóng cửa). Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, cả hai sàn đều giảm điểm trong đó HNX-Index giảm 0,17%, xuống 61,23 điểm. KLGD sau hơn 40 phút khớp lệnh chỉ đạt 2 triệu cổ phiếu, giá trị giao dịch 15 tỷ đồng.
Lúc này sàn Hà Nội có FIT tăng 500 đồng, FLC, ACB tăng 100 đồng, hôm nay là ngày giao dịch cuối cùng của FLC trên sàn Hà Nội trước khi hủy niêm yết chuyển sang sàn HoSE, các cổ phiếu khác như SHB, SHS, PVS, BVS, giảm nhẹ 100 đồng, PVX, VIG, VND đứng giá, không có nhiều đột biến trên sàn Hà Nội trong ngày đầu áp dụng các lệnh mới.
Trên sàn HoSE, đầu phiên VN-Index giảm nhẹ 0,12 điểm sau đó tăng 0,11 điểm, mức tăng của VN-Index không bền và chỉ số này trồi sụt liên tục quanh giá tham chiếu. KLGD sàn HoSE vẫn ở mức rất thấp.
Không có sự đột biến nào xảy ra và sàn HOSE lúc này không có cổ phiếu dẫn dắt thị trường tăng điểm. VCB, CII tăng nhẹ 200 đồng, PVF, MBB, EIB tăng 100 đồng còn lại các mã khác đứng giá hoặc giảm điểm. VIC giảm 500 đồng, HSG, BVH giảm 400 đồng, GMD giảm 300 dodòng, STB, HPG, PPC, SBT giảm 200 đồng..
Tại nhóm penny và midcap, HAR, KMR giảm sàn, VIS tăng 500 dồng/cp mặc dù quý 2/2013 lãi chưa đầy 5 tỷ đồng, BMC tăng 1.500 đồng/cp do ngày 9/8 tới đây chốt quyền trả cổ tức 3.500 đồng/cp cho nhà đầu tư (bao gồm 2.000 đồng/cp trả cổ tức lần 3/2012 và 1.500 đồng/cp trả cổ tức lần 1/2013).
Khối ngoại tuần qua đã chuyển hướng bán ròng 190 tỷ trên hai sàn góp phần tăng lượng cung hàng khiến cầu càng trở nên yếu hơn trong tương quan với lượng cung. Theo VCBS, thông tin về CPI tháng 07 tăng 0,27% tháng 07 và việc ra mắt của VAMC vào phiên cuối tuần cũng không tác động nhiều đến giao dịch của thị trường, cùng với đó việc công bố kết quả kinh doanh tốt của các Doanh nghiệp đầu ngành như GAS, VNM, DRC, PPC, SSI quý 2 cũng vẫn không giúp các mã này tránh được việc mất điểm.
Diễn biến trên cho thấy thị trường đã bắt có những dấu hiệu tiêu cực hơn, vì vậy nhà đầu tư nên cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu tư xuống mức thấp để quản trị rủi ro. Tuy nhiên sau tuần trên đà giảm điểm các chỉ số sẽ tiền tới các ngưỡng hỗ trợ và tại các mốc này lực cầu của thị trường có khả năng cải thiện hơn, vì vậy việc bán cổ phiếu nên lựa chọn thời điểm giá tốt trong phiên, không nên bán đuổi giá xuống.
Theo Trí Thức Trẻ