Chọn nhà tư vấn thương hiệu phù hợp

Chọn một nhà tư vấn phù hợp là một công việc khó khăn. Trước tiên, bạn phải xác định mình muốn điều gì từ nhà tư vấn thương hiệu. Bạn muốn biết cách làm thương hiệu của mình vượt lên các đối thủ cạnh tranh?
Bạn quan tâm về các đối thủ cạnh tranh mới nổi? Bạn muốn biết thương hiệu của bạn đã mất lợi thế cạnh tranh hay chưa? Bạn cần tái định vị thương hiệu? Bạn muốn biết cấu trúc thương hiệu của mình có quá phức tạp không? Bạn muốn làm mới nhận diện? Bạn muốn làm mới câu khẩu hiệu? Bạn muốn làm chiến dịch thị trường? Bạn muốn tập hợp nhân viên ủng hộ thương hiệu? Bạn muốn tạo một văn hóa doanh nghiệp tiến bộ? Bạn cần hiểu về thương hiệu và khách hàng của mình? Bạn cần tổ chức cập nhật thông tin cho phòng marketing? Bạn phải biết rõ bạn muốn tìm nhà tư vấn để làm gì cho mình. 
Tiếp theo, bạn phải tìm hiểu các kỹ năng của các nhà tư vấn. Nghiên cứu thị trường? Đo lường tài sản thương hiệu? Định giá thương hiệu? Tạo chiến lược marketing? Định vị/tái định vị thương hiệu? Phát triển nhận diện thương hiệu? Phát triển nhận diện? Hoạch định kế hoạch phát triển thương hiệu? Hoạch định chiến dịch truyền thông? Mở rộng thương hiệu? Bạn nên yêu cầu cung cấp danh sách khách hàng và cà tài liệu của một trường hợp cụ thể mà bạn quan tâm. Doanh nghiệp tư vấn có nhân sự ra sao? Các chiến lược gia thương hiệu là ai? Các chuyên gia nghiên cứu thị trường là ai? Nghệ sĩ đồ họa? Quản lý khách hàng?
Bạn cần biết thêm là nếu nhà tư vấn chuyên sử dụng búa (hay chuyên nghiên cứu thị trường,…) thì họ sẽ coi các vấn đề của bạn như là những chiếc đinh. Cá nhân và doanh nghiệp thường sử dụng công cụ mà họ quen dùng nhất.
Trong khi một danh sách khách hàng dài với các tên tuổi lớn là rất ấn tượng, bạn hãy tìm hiểu về các dự án cụ thể mà họ làm cho các khách hàng đó. Nhiều thương hiệu lớn thường thuê nhiền nhà tư vấn khác nhau tùy thuộc và nhu cầu công việc. Đôi khi, ca1c hợp đồng lớn và quan trọng của một nhà tư vấn lại là với các công ty nhỏ và ít nổi tiếng. 
Các nhà tư vấn thường được hỏi liệu mình có mạnh về lĩnh vực công nghiệp XYZ không. Đôi khi những khách hàng đó lại muốn nhà tư vấn cam kết không cung cấp dịch vụ cho những đối thủ cạnh tranh. Ngoại trừ trong ngành dược phẩm, các thương hiệu thường hoạt động theo mô típ gần giống nhau, từ đóng bao bì, B2B, chăm sóc sứ khỏe, dịch vụ chuyên nghiệp, trường đại học, bảo tàng viện, chính quyền địa phương, các công ty mới thành lập,….Mặc dù giữa chúng có một số khác biệt, điểm chung là kiến thức chuyên sâu về ngành công nghiệp hay sản phẩm không quan trọng bằng kiến thức và kinh nghiệm tư vấn thương hiệu. 
Một nhà tư vấn giỏi là một người biết lắng nghe. Hãy để những nhà tư vấn bạn đang đàm phán nghiên cứu và phản hồi lại cho bạn. Một người có kiến thức sâu sắc nhất sẽ làm công việc tốt nhất. Đó có thể là người hỏi bạn nhiều câu hỏi nhất trước khi đưa ra giải pháp. Hãy cẩn thận với những nhà tư vấn “cắt dán” – nghĩa là thay tên của khách hàng cũ bằng khách hàng mới lên trên cùng một bản kế hoạch. 
Lời giới thiệu và chứng nhận từ các khách hàng cũ cũng rất quan trọng. Đừng ngại hỏi các khách hàng cũ những câu hỏi chi tiết về các dự án thương hiệu mà nhà tư vấn đó đã thực hiện cho họ và giá trị của các đóng góp của nhà tư vấn. 
Bạn hãy cẩn thận với các công ty tư vấn lớn, phân công nhóm phát triển kinh doanh hạng “A” đến với bạn. Họ sẽ đến với bạn, gây ấn tượng mạnh mẽ và sau đó biến mất. Những công việc về sau sẽ có nhóm khác lo liệu. Do vậy, bạn phải đảm bảo mình gặp và làm việc với người phụ trách trực tiếp hồ sơ của bạn liên tục từ đầu tới cuối, đặc biệt là trưởng nhóm làm việc, để đảm bảo dự án sẽ thành công.

Theo .kienthuckinhte.com