Marketing là một trong những khâu quan trọng để doanh nghiệp đứng vững trên thị trường, nó cũng góp phần tạo ra thị trường cho doanh nghiệp. Vậy một chiến lược marketing như thế nào là phù hợp với các doanh nghiệp?
Trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu với các bạn về các cấp độ của Marketing doanh nghiệp, phân biệt rõ ràng giữa Marketing và Sale, sau đó là qui trình marketing thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp.
Các cấp độ của Marketing
Cấp độ thứ nhất, tất cả các doanh nghiệp tập trung vào truyền thông, quảng bá là chính.
Cấp độ thứ hai, các doanh nghiệp tập trung về mặt chiến lược mà hầu như chỉ có khoảng 5-10% là các doanh nghiệp áp dụng như 4P dành cho doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm hữu hình, 7P dành cho các doanh nghiệp kinh doanh về dịch vụ.
Cấp độ thứ ba, thực hiện chiến lược Pre Marketing trước khi xuất hiện trên thị trường, như nghiên cứu đối tượng người dùng, nhu cầu sản phẩm. Sau đó doanh nghiệp định vị trước thương hiệu và định vị trước thị trường mục tiêu.
Cấp độ thứ tư, coi marketing là một thứ triết lý, dẫn dắt toàn bộ hệ thống về mặt hành vi, về mặt tổ chức, văn hóa doanh nghiệp, phần hồn của doanh nghiệp đó.
Sự khác nhau giữa Marketing và bán hàng
Bán hàng là hoạt động để giúp đẩy sản phẩm từ nhà sản xuất ra khách hàng mục tiêu tức là bán hàng chỉ vào cuộc sau khi dịch vụ hay sản phẩm đã được đóng gói. Còn Marketing thì ngược lại, trước khi có sản phẩm dịch vụ thì Marketing phải vào cuộc rồi – nghiên cứu thị trường để làm sao khi sản phẩm tung ra thị trường thì phải phù hợp với nhu cầu của thị trường chứ không đơn giản là đáp ứng cái cần của khách hàng mục tiêu.
Ý nghĩa lớn nhất của bán hàng là doanh số tức là lợi nhuận, còn marketing không phải hướng đến lợi nhuận, thị phần mà hướng đến sự hài lòng của khách hàng, khách hàng càng hài lòng tức là marketing càng thành công.
Xu hướng Marketing hiện nay
Marketing xã hội, Marketing truyền miệng, marketing lan tỏa, marketing theo cảm xúc… mỗi xu hướng marketing hướng đến một mục đích khác nhau. Nhưng mỗi ngành nghề có những sản phẩm riêng, và mỗi sản phẩm lại có một biện pháp marketing riêng.
Ví dụ như sản phẩm về tiêu dùng nhanh thì không thể thiếu việc marketing lan tỏa sản phẩm đó thông qua các hoạt động quảng cáo truyền hình, radio, tổ chức các sự kiện…Sản phẩm không thể bán được nếu thiếu các hoạt động trên.
Còn các sản phẩm về công nghiệp thì chi phí marketing lại tập trung đầu tư vào mặt sản phẩm, qui trình, công nghệ và thương hiệu.
Và có một xu hướng mà tất cả các doanh nghiệp đang hướng tới chính là Marketing Online (Digital Marketing). Đây là xu hướng tất yếu của thời đại vì chi phí thấp, hiệu quả cao,mức độ lan tỏa lớn, phù hợp với qui luật chung của xã hội.
Qui trình xây dựng thương hiệu bền vững
Thông thường để xây dựng một thương hiệu ngay từ bắt đầu phải mất từ 5 năm trở lên. Hiện nay nhờ vào xu hướng Marketing Online thì quá trình xây dựng thương hiệu được rút ngắn rất nhiều, có thể chỉ mất hơn 1 năm. Nhưng quá trình xây dựng căn bản là gần như giống nhau.
Để xây dựng một thương hiệu trước tiên phải xác định tầm nhìn, phải có hạn mức về tầm nhìn, trong 5 năm 10 năm doanh nghiệp bạn sẽ như thế nào, sẽ có vị thế ra sao trong chính lĩnh vực của bạn đang kinh doanh.
Bước thứ hai là định vị về thương hiệu tức là làm sao khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ thì thương hiệu đó xuất hiện đầu tiên trong đầu khách hàng. Hoặc là khi nhắc đến tên công ty thì có giúp khách hàng gợi nhớ đến sản phẩm của thương hiệu đó hay không?
Bộ nhận dạng thương hiệu Tên công ty, Logo, Slogan hoàn chỉnh là bộ chân kiềng của công ty – tên công ty phải hay và dễ bảo hộ, dễ lan tỏa, lôgô là chỉ dấu liên quan về mặt nhận dạng biểu trưng cho thương hiệu và phải có ý nghĩa, slogan phải màu sắc và định hướng về mặt kinh doanh.
Từ bộ nhận dạng thương hiệu chân kiềng đó doanh nghiệp phải phát triển thêm 1 bộ nhận dạng thương hiệu nữa trên văn phòng phẩm, quảng bá ra bên ngoài, quảng bá trên phương tiện truyền thông vận chuyển…
Truyền thông là phần không thể thiếu để lan tỏa bộ nhận diện thương hiệu này đến với khách hàng
Các bước xây dựng phải theo một chu trình khép kín, sau 3-10 năm cần phải xem xét lại các vấn đề về tầm nhìn vì sau một quá trình hoạt động sẽ xuất hiện những biến cố và xu hướng thị trường cũng thay đổi nhiều.
Khi tầm nhìn thay đổi thì cần phải xem xét lại về định vị thương hiệu, từ đó sẽ xây dựng lại bộ nhận dạng thương hiệu và xây dựng lại cách truyền thông. Việc xây dựng thương hiệu phải theo một chu trình khép kín và nó cũng có tính chu kỳ. Chính vậy doanh nghiệp cần phải xem xét và thay đổi cho phù hợp với thị trường.
Tất cả những gì trình bày ở trên cũng chính là phần bên ngoài củ doanh nghiệp đối với thị trường, còn một phần nữa mà các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đó là xây dựng phần hồn doanh nghiệp đó bao gồm như xây dựng lại văn hóa doanh nghiệp, xây dựng cấu trúc thể chế, hệ thống quản lý hệ thống nhân sự… phải có có một giá trị để toàn bộ thành viên của doanh nghiệp cùng nhau chia sẻ (PR nội bộ).
Cuối cùng chúng tôi xin chúc quý doanh nghiệp thành công trên con đường phát triển thương hiệu của mình. Tất nhiên những gì tôi nêu ở trên chỉ là một qui trình căn bản và những giá trị cốt lõi nhất giúp bạn định hình marketing cho doanh nghiệp bạn.
Theo doanhviet.org