Quảng cáo “lố” bị ném đá

Để vượt lên đối thủ, các hãng sản xuất luôn tìm mọi cách thể hiện ưu thế ở mọi lúc, mọi nơi, ngay cả trên những mẩu quảng cáo.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng chiến lược quảng cáo theo kiểu Adolf Hilter, hình thức quảng cáo này như con dao hai lưỡi, nó nhanh chóng mang lại thành công như cách Adolf Hilter từng thống trị thế giới bằng nỗi khiếp sợ trong chiến tranh. Thế nhưng, sự sụp đổ cũng có thể nhanh chóng tương tự khi có lỗi hệ thống phát sinh, không những không thu hút mà còn mất lòng tin của khách hàng.
Ngay cả những quảng cáo ‘nổ tung’ như bột nêm được chiết xuất từ thịt và xương, nhưng thực tế thành phần này chỉ chiếm tỉ lệ không quá 2%, 98% còn lại là chất điều vị và thành phần khác. Nhà sản xuất cũng thừa nhận, bột nêm chỉ là gia vị, không cung cấp chất dinh dưỡng.
Còn trước thông tin quảng cáo sợi mì không có chứa chất E102 do Masan tung ra thì Vina Acecook lên tiếng phản đối TVC quảng cáo của Masan vì đưa thông tin gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Đồng thời người dân cũng phát hiện sản phẩm Omachi và Mì Tiến Vua (loại cũ) của Masan đều in trên bao bì thành phần có chất E102.
Như vậy, vô tình Masan đã tự nhận một sản phẩm khác của mình có chất “gây độc hại E102”, trong chính sản phẩm mì cao cấp của Masan. Chưa kể tới việc TVC quảng cáo mì Omachi làm từ khoai tây, nhưng trên thực tế công ty Masan bị “bóc mẽ” bịt mắt người tiêu dùng khi thành phần khoai tây chỉ chiếm 5%, thành phần chính của Omachi vẫn là bột mì như mọi loại mỳ khác.
Không dừng lại ở đó, Masan còn có quảng cáo “nước mắm ngon vì sức khỏe” nhưng nước mắm Nam Ngư lại sử dụng chất E155 trong sản phẩm. Chất E155 là chất hoàn toàn không có trong danh mục chất phụ gia mà Bộ Y tế thông qua và công bố. Đồng nghĩa với việc chất này bị cấm sử dụng ở nước ta.
Thông điệp mỳ Gấu đỏ – gắn kết yêu thương cũng bị ném đá nhiều không kém, nhiều độc giả cho rằng sự đóng góp thực tế chưa được tương xứng với những gì đã kêu gọi… Thông điệp thì quá lớn, đóng góp chưa tương xứng. Rất nhiều ý kiến tranh luận về việc sử dụng hình ảnh các nhân vật trong đoạn clip cũng như khoản tiền được trích ra đóng góp giúp đỡ các trẻ em bị bệnh hiểm nghèo từ việc mua mỗi gói mỳ Gấu đỏ… Không chỉ vậy, mới đây, trong một điều tra của phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thu thập được thông tin: Bệnh nhân được mỳ Gấu đỏ tài trợ 100% vẫn phải nộp 5.000.000đ viện phí?
Khi xem quảng cáo nước tẩy rửa Vim nhiều người cho rằng thiếu khoa học, phản cảm khi nhà quảng cáo đã cho nhân vật chính quẹt tay xuống bồn cầu khiến cho người xem có giác “ghê ghê”. Thậm chí một kiến thức cơ bản về vi sinh vật nhưng bị các nhà quảng cáo làm đơn giản hóa khiến người xem cảm giác bực mình khi dùng một loại kính lúp, hay một miếng thử quẹt để kiểm tra vi khuẩn.
Có lẽ nực cười nhất là quảng cáo với slogan “Cà phê chỉ làm từ cà phê” và cam kết “cà phê thật” của Vinacafe Biên Hòa bị nhiều người ném đá không tiếc. Đặc biệt là việc Vinacafe không trung thực trong chuyện công bố thông tin khi cho rằng cà phê của mình không dùng bất cứ loại phụ gia nào, nhưng trên thực tế nhiều sản phẩm của doanh nghiệp vẫn dùng phụ gia.
Có lẽ đại gia Masan là doanh nghiệp bị “ném đá” nhiều nhất sau khi đưa ra nhiều clip quảng cáo “lố”.
Quảng cáo không chỉ đơn thuần là cách để nhà sản xuất đưa sản phẩm đến gần với công chúng hơn mà qua đó còn thể hiện văn hóa của đơn vị làm ra nó. Quảng cáo mà không văn hóa chỉ gây tác dụng ngược gây ra cảm giác thất vọng nặng nề nếu không nói, niềm tin hoàn toàn bị đánh mất.

Theo tapchikinhdoanh24h.com