Khi quan sát phương thức nói chuyện của một nhà kinh doanh tài ba, chúng ta cảm thấy muốn nuốt lấy từng lợi của họ. Ngược lại, có những nhà kinh doanh nói ra những lời thấy khó nghe, họ có chung một cái tật.
Sáu căn bệnh khiến người ta khó chịu
1. Đổ vấy trách nhiệm cho người khác
2. Không muốn cảm ơn ai
3. Nói năng hàm hồ, không ra đầu ra đuôi
4. Nội dung khó hiểu
5. Nói vơ đũa cả nắm, không phân biệt người quản lý với người nhân viên bình thường.
6. Che dấu những điều quan trọng không cho người quản lý biết.
Phương thức nói chuyện như vậy không thể có được mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau giữa nhà kinh doanh với những nhân viên trong công ty. Vai trò của công ty khó có thể phát huy được. Nó là mầm họa của thất bại. Vì thế bạn chớ nên coi đó là việc nhỏ bé không cần phải để tâm. Bạn cần phải xem lại phương thức và thái đọ của mình khi nói chuyện.
“Thất bại lần này đều là do bạn phán đoán sai”.
Bạn không nên đổ trách nhiệm này lên đầu những nhân viên cấp dưới. Ngay dù nguyên nhân thực sự là do những phán đoán sai lầm của họ thì với trách nhiệm của nhà kinh doanh, bạn cần phải giúp họ sửa sai, cho họ biết nguyên nhân sai lầm vì sao, ở chỗ nào, đó mới là vấn đề quan trọng. Khi sai lầm đã xảy ra rồi, tốt nhất bạn có thể nói được là “Tôi cũng có phần trách nhiệm”. Thái độ như vậy là tốt nhất.
Ngoài ra nhân dịp này bạn cũng nên báo cáo cho nhân viên của bạn biết một số tin tức không tốt hoặc không có lợi, không nên dùng thái độ lạnh lùng để truyền đạt thông tin. Ví dụ khi thông báo làm thêm giờ trong ngày nghỉ, ngày lễ hoặc giảm lương hoặc giáng chức nếu bạn thêm một câu “Rất lấy làm tiếc” hoặc “xin lỗi” … thì ấn tượng của người nghe sẽ khác đi nhiều.
Cần cố gắng tránh nói hàm hồ, ví dụ: “Tôi trông chờ rất nhiều về ở …” hoặc “Kế hoạch đó cũng có thể được thông qua …”.
Cách nói như thế không thể làm cho cấp dưới hiểu được ý kiến của cấp trên, nó vô nghĩa và rất nguy hiểm. Lời nói cần phải có sức thuyết phục và không thể nói lấp lửng.
Cũng cần tránh cách nói chung chung, nên số hoá những nội dung cần truyền đạt. Ví dụ không nên nói: “Từ nay trở đi chúng ta sẽ đưa ra thị trường loại sản phẩm phục vụ những tầng lớp trung, cao niên”. Mà nên nói: “Từ nay trở đi những mặt hàng tiêu dùng phục vụ tầng lớp từ 45 tuổi trở lên sẽ lên tới 20%”.
Khi nói với nhân viên trong công ty về mục tiêu của công ty nên cụ thể hoá để họ nắm được.
Bất kể đối tượng nói chuyện là ai, nói về vấn đề gì cũng cần chú ý nêu cụ thể.
Nhiều nhà kinh doanh có thói quen khi nói về quan niệm và phương châm kinh doanh của công ty với toàn thể nhân viên trong công ty cứ nói chung chung, không phân biệt đói tượng khiến cho việc truyền đạt chủ trương của công ty bị lộn xộn. Trước khi phát biểu trước toàn thể nhân viên nên có cuộc họp thảo luận bàn bạc trước trong bộ phận quản lý nòng cốt. Những người có cấp bậc, quản lý được biết trước vấn đề làm cho họ cảm thấy mình có được một uy thế nhất định, như vậy sẽ phát huy được năng lực quản lý của người lãnh đạo.
Ngoài ra, đối với nhân viên cũng không nên giấu giếm thông tin vì dù sớm hay muộn họ cũng biết được sự thực và lúc đó tin tức sẽ lan truyền rất nhanh đến mọi ngõ ngách trong công ty.
Khi nhân viên biết được là nhà kinh doanh muốn giấu giếm sự thật, phong tỏa thông tin, thậm chí lại nói dối, họ sẽ nghi ngờ và bất mãn. Niềm tin của họ đối với nhà kinh doanh sẽ giảm sút nhanh chóng. Muốn tránh sa vào tình thế như vậy thì khi có những vấn đề quan trọng nhà kinh doanh nên đưa ra trao đổi bàn bạc với bộ phận quản lý để có phương thức xử lý thoả đáng.
Là nhà kinh doanh cần phải ghi nhớ 6 loại thái độ nói chuyện trên đây và coi đó là những yêu cầu cơ bản nhất đối với mình.
Xin chớ có đùn đẩy trách nhiệm thất bại cho cấp dưới, dù nguyên nhân thực sự là do họ phán đoán sai thì trách nhiệm của nhà kinh doanh vẫn phải chỉ bảo cho họ sửa chữa sai lầm, cho họ biết là sai ở đâu, đó mới là điều quan trọng.
Theo business