Nếu bạn muốn khởi nghiệp mà không biết bắt đầu từ đâu thì đừng lo lắng vì bạn không đơn độc.
Dưới đây là 8 lời khuyên để bạn có thể bắt đầu:
1. Hãy tự khẳng định mình
Nếu chưa hài lòng với hoàn cảnh hiện tại thì bạn cũng phải thừa nhận rằng ngoài bạn ra không một ai có thể thay đổi được hoàn cảnh đó. Chẳng hay chút nào nếu chỉ biết đổ lỗi cho hoàn cảnh kinh tế, sếp, bạn đời hoặc gia đình của bạn.
Chỉ khi bạn có một quyết định đúng đắn thì sự thay đổi mới xảy ra.
2. Hãy nhận biết công việc kinh doanh phù hợp
Làm sao để nhận biết được hoạt động kinh doanh nào là “phù hợp” với bạn? Đối với kinh doanh, có 3 cách tiếp cận phổ biến sau:
Biến kinh nghiệm thành sản phẩm: Bạn đã bao giờ bị sa thải hoặc muốn thay đổi chưa? Bạn hãy nghĩ tới công việc đã làm thuê trước đây và tìm cách tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng mình từ chính những kỹ năng đó.
Học theo người khác: Hãy học hỏi những doanh nghiệp khác mà bạn quan tâm. Hãy cạnh tranh khi bạn đã xác định được hoạt động kinh doanh mà mình yêu thích.
Tìm ra hướng đi mới: Có phải thị trường có lỗ hổng? Có phải bạn muốn đưa một sản phẩm hoặc dịch vụ mới ra thị trường? (Lưu ý: trong 3 cách, đây là cách có độ rủi ro cao nhất). Hãy đảm bảo rằng sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đưa ra là mới nhất và bạn hiểu rõ chúng nhất trước khi bỏ tiền ra nếu bạn chọn cách tiếp cận này.
3. Hoạch định kinh doanh giúp cải thiện cơ hội thành công
Việc lập kế hoạch sẽ giúp bạn tiếp cận thị trường nhanh hơn, thế nhưng hầu hết mọi người không làm vậy. Một kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn có được sự định hướng rõ ràng, tập trung và tự tin hơn trong quyết định của mình. Một kế hoạch không nhất thiết phải hơn một trang giấy vì ngay khi bạn viết ra được mục tiêu, chiến lược và các bước h ành động của mình thì công việc kinh doanh của bạn đã trở nên thực tế.
4. Phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu trước khi bỏ vốn
Trước khi bạn bỏ vốn cần tìm hiểu xem mọi người có muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không? Đây là điều quan trọng nhất mà bạn phải làm. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách chứng minh thị trường của bạn. Nói cách khác, ai là người sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn ngoài gia đình hay bạn bè của mình?
5. Nắm vững tài chính cá nhân và lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp:
Là một doanh nhân, cuộc sống riêng tư luôn gắn chặt với công việc kinh doanh. Bạn có thể là người chủ trực tiếp hay chỉ là một người đầu tư.
Cho nên, những am hiểu kỹ về tài chính cá nhân và khả năng theo dõi chúng là bước quan trọng đầu tiên trước khi bạn kiếm tìm những nguồn kinh phí từ bên ngoài. Đó là lý do mà bạn nên lập một tài khoản cá nhân trong hệ thống quản lý tiền tệ như là Mint.com để đơn giản hóa quá trình này.
Ngay khi bạn đưa ra kế hoạch kinh doanh, bạn cần cân nhắc kỹ loại hình kinh doanh của mình – kinh doanh cá thể (quỹ đầu tư nhỏ), nhượng quyền kinh doanh (điều tiết được lượng vốn), kinh doanh công nghệ cao (đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn). Cần dựa vào khả năng tích lũy vốn vào thời điểm quyết định kinh doanh để lựa chọn chứ không phụ thuộc vào cách mà bạn kiếm được chúng.
6. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ
Bạn đã thực hiện những cam kết trong nội bộ công ty. Giờ điều bạn cần là tạo ra mạng lưới những người ủng hộ, những cố vấn, đối tác, đồng minh và cả những người phân phối. Nếu bạn tin tưởng vào khả năng của công ty mình, những người khác cũng sẽ tin tưởng nó.
Dưới đây là một số cách cơ bản để bạn kiến tạo được mạng lưới của riêng mình:
– Tham gia vào những sự kiện xã hội: khi đó hãy hỏi mọi người xem bạn có thể làm gì giúp họ. Chìa khóa ở đấy là lắng nghe mọi người chứ không phải ca ngợi về bản thân hay công ty của bạn.
– Dù tham gia vào nhóm nào, hãy lịch thiệp, giúp đỡ mọi người và tổ chức giới thiệu miễn phí.
– Trở thành người lãnh đạo hào phóng, bạn sẽ là người đầu tiên xuất hiện trong tâm trí những người từng được bạn giúp đỡ khi họ cần dịch vụ của bạn hoặc họ bắt gặp một ai khác cũng có nhu cầu.
7. Bán hàng bằng cách tạo ra giá trị
Dù là chúng ta mua sản phẩm và dịch vụ hàng ngày nhưng người ta không hề muốn mang tiếng là “được bán”. Hãy quan niệm rằng bạn đang phục vụ khách hàng của mình. Và lẽ dĩ nhiên, càng nhiều người “được bạn phục vụ” bạn càng kiếm được nhiều tiền. Để quan tâm đến khác hàng, bạn hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau:
– Điều gì mà tôi có thể mang lại cho khách hàng của mình?
Tôi sẽ làm thế nào để giúp khách hàng theo đuổi được mục tiêu riêng của họ?
Phương pháp tiếp cận này là một cách làm mới sản phẩm và đưa ra một sản phẩm giá trị hơn mà người tiêu dùng sẽ đánh giá cao.
8 Hãy thông báo cho mọi người biết.
8 Hãy thông báo cho mọi người biết.
Luôn luôn sẵn sàng để nói cho mọi người biết về bạn và những điều bạn làm với một niềm tin chứ không phải là biện bạch. Bạn hãy nắm lấy và sử dụng những công cụ trực tuyến hiệu quả như Twitter, Facebook, YouTube, LinkedIn để đăng tải tin tức.
Sử dụng mạng ảo xã hội như những địa chỉ “tiếp xúc” với những người ủng hộ và hâm mộ bạn, hãy đăng tải những thông tin khiến họ thích thú.
Theo thoibaokinhdoanh