Tin tức Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) như một giải pháp bảo...

Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS) như một giải pháp bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp toàn diện

5

Đó là khẳng định của đại diện Công ty Cổ phần MISA (MISA) trong việc bảo vệ dữ liệu cá nhân, tổ chức tại Tọa đàm An toàn thông tin – Yếu tố sống còn của doanh nghiệp trong kỷ nguyên số”.

Trong bài tham luận “Bảo vệ dữ liệu – Nhận thức và giải pháp”, ông Nguyễn Quang Hoàng – Giám đốc An ninh thông tin MISA đã chỉ ra hiện trạng đáng báo động về các cuộc tấn công mạng trong năm 2023. Hàng loạt vụ tấn công Ransomware (mã độc tống tiền) nổi lên mạnh mẽ nhắm vào các cá nhân, doanh nghiệp trọng yếu tại Việt Nam. Thống kê cho thấy, có hơn 745.000 thiết bị bị nhiễm mã độc, dẫn đến thiệt hại 716 triệu USD. Đặc biệt, hình thức Ransomware-as-a-service (RaaS) – loại hình cung cấp mã độc dưới dạng dịch vụ kèm theo chia sẻ lợi nhuận gia tăng nhanh chóng, trở thành mối đe dọa nghiêm trọng gây ra thiệt hại lớn đối với doanh nghiệp và cộng đồng…

Tại Việt Nam, con số thống kê về tấn công lừa đảo, giả mạo là cực kỳ đáng suy ngẫm, ông Nguyễn Quang Hoàng chia sẻ.

Theo báo cáo của Báo Lao động, 16 tỷ USD là số tiền mà người dân Việt Nam bị lừa đảo qua mạng trong năm 2023, chiếm 1/3 tổng số tiền lừa đảo toàn cầu. Đáng báo động là hơn 25% dân số Việt Nam đã phải đối mặt với các vụ lừa đảo trên mạng xã hội, nhưng chỉ có 14% người tham gia khảo sát cảm thấy tự tin trong việc nhận diện các hành vi lừa đảo. Đặc biệt, trong năm 2022, Việt Nam đứng đầu khu vực Đông Nam Á về số vụ lừa đảo trên không gian mạng. 

Ông Hoàng chia sẻ về một số chiêu trò hiện nay thường thấy của hacker.

Chia sẻ về một số chiêu trò hiện nay thường thấy của hacker, ông Hoàng cho biết: “Hacker có thể cung cấp phần mềm crack, sử dụng vĩnh viễn, mở tất cả tính năng, không phải trả phí.  Tuy nhiên, miếng phô mai có sẵn chỉ ở trên bẫy chuột. Những phần mềm đó thường ẩn giấu mã độc, virus với mục đích đánh cắp thông tin tài khoản cá nhân, ngân hàng. Ngoài ra, tài sản của người dùng cũng có thể bị hacker chiếm đoạt bằng việc đánh vào tâm lý chung”.

Trước “cơn bão” tấn công mạng, ông Nguyễn Quang Hoàng chỉ ra những điều nên và không nên làm để bảo vệ dữ liệu cho các cá nhân, doanh nghiệp. 

Những điều nên và không nên làm để bảo vệ dữ liệu cho các cá nhân, doanh nghiệp.

Đáng lưu ý, doanh nghiệp nên ưu tiên sử dụng các giải pháp Phần mềm dưới dạng dịch vụ (Software as a Service – SaaS) của nhà cung cấp uy tín, có thương hiệu tin cậy nhằm bảo vệ dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả.

Ông Hoàng khẳng định: “Phần mềm dưới dạng dịch vụ – SaaS (Software as a Service) là giải pháp vượt trội giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu trước “cơn bão” tấn công mạng.

Hiện nay, Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS được xây dựng theo xu hướng SaaS với những ưu điểm như trung tâm dữ liệu hội tụ, sao lưu tự động, cùng đội ngũ chuyên gia đánh giá an ninh định kỳ và giám sát 24/7. MISA AMIS kết nối linh hoạt giữa các phòng ban và đối tác bên ngoài, đồng thời đảm bảo bảo mật thông tin hiệu quả giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru mà vẫn an toàn trước các mối đe dọa mạng.

Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS được xây dựng theo xu hướng SaaS.

Bên cạnh đó, dịch vụ SaaS của MISA được đặc biệt nhấn mạnh như một giải pháp toàn diện giúp bảo vệ dữ liệu cho doanh nghiệp nhờ các tính năng bảo mật hiện đại như tường lửa thế hệ mới (NGFW – NextGen Firewall), hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS – Intrusion Detection System/Intrusion Prevention System)… Đồng thời, dịch vụ SaaS của MISA đáp ứng các tiêu chuẩn bảo mật quốc tế như ISO 27001/27017 giúp bảo vệ dữ liệu doanh nghiệp ở mức độ cao nhất. 

Năm 2023, MISA thành lập Liên minh An ninh Thông tin (CYSEEX) nhằm hỗ trợ và ứng cứu các thành viên bị tấn công hoặc gặp sự cố an toàn thông tin. Đây là diễn đàn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao năng lực ứng phó với các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu trong quá trình chuyển đổi số. CYSEEX thường xuyên tổ chức tập trận ANTT để rèn luyện kỹ năng thực chiến, giúp các đơn vị tích lũy kinh nghiệm phòng chống lừa đảo trên mạng. Trong 6 tháng đầu năm 2024, CYSEEX tổ chức 5 đợt diễn tập với sự tham gia của 6 đơn vị, phát hiện 193 lỗ hổng, bao gồm 2 lỗi nghiêm trọng chiếm quyền điều khiển hệ thống, 60 lỗi nghiêm trọng, 64 lỗi cao, 43 lỗi trung bình, và 24 lỗi thấp.

Việc thận trọng trên không gian mạng và sử dụng phần mềm dịch vụ SaaS từ nhà cung cấp uy tín là chìa khóa để doanh nghiệp bảo vệ mình trước sự gia tăng của các cuộc tấn công mạng” – Ông Hoàng kết luận.

Là doanh nghiệp công nghệ cung cấp các phần mềm dưới dạng dịch vụ – SaaS hàng đầu Việt Nam, đồng thời là đơn vị khởi xướng thành lập Liên minh CYSEEX, MISA cam kết sẽ đồng hành cùng các cá nhân, tổ chức bảo vệ dữ liệu trước các cuộc tấn công mạng. Với dịch vụ SaaS của MISA, doanh nghiệp sẽ được trang bị đầy đủ để đối phó với các mối đe dọa từ không gian mạng và bảo vệ dữ liệu một cách toàn diện trong kỷ nguyên số.