Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ trong tuyển dụng

Bắt tay nhà tuyển dụng một cách hờ hững, để đôi mắt mình lang thang vô định… những sai lầm có vẻ như ngớ ngẩn nhưng lại có thể phá hỏng thành công của bạn khi đi phỏng vấn.
Kiểu giao tiếp phi ngôn ngữ như thế nhiều khi khiến bạn không để ý nhưng lại đóng vai trò quan trọng, giúp người phỏng vấn có cái nhìn toàn diện hơn về ứng viên. Có lúc, ứng viên rơi vào tinh trạng không giao tiếp phi ngôn ngữ mà họ không hay biết nhưng điều đó là khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn không mấy tích cực về bạn bởi lẽ, một khi tỏ ra kém cỏi trong giao tiếp phi ngôn ngữ, không có gì bảo đảm bạn có năng lực, linh hoạt trong công việc.
Nhiều ứng viên cho rằng, chỉ cần trả lời tốt câu hỏi của nhà tuyển dụng thì vấn đề giao tiếp phi ngôn ngữ không thành vấn đề. Trên thực tế, hình thức giao tiếp này đôi khi còn quan trọng hơn cả những câu trả lời của bạn. Thậm chí, có lúc nó trở thành yếu tố duy nhất giúp nhà tuyển dụng quyết định giữa bạn và các ứng viên khác khi cả hai đều đáp ứng đủ yêu cầu của họ. Đó là lý do tại sao giao tiếp phi ngôn ngữ quan trọng và bạn phải lưu ý về tư thế, tâm thế, những biểu hiện, hành vi khi đối diện nhà tuyển dụng.
Theo Heather Krasna – tác giả của “Tìm công việc ổn định”, điều quan trọng nhất khi đối diện nhà tuyển dụng là phải tự tin và chuyên nghiệp. Nếu bạn cảm thấy mình lo lắng thì đó là điều hết sức bình thường. Bạn có thể thực hành trước gương hoặc dùng điện thoại quay video để xem lại. Nếu có thời gian nhiều hơn, bạn hãy nhờ bạn bè hoặc một người làm trong lĩnh vực tuyển dụng “chấm điểm” và góp ý cho đến khi bạn thực sự thoải mái, tự tin.
Trong cuốn sách của mình, Krasna cũng cung cấp một số mẹo đảm bảo tính tích cực, phù hợp và lịch sự của giao tiếp phi ngôn ngữ:
– Bắt tay
Bắt tay được coi là dấu hiệu thể hiện sự tự tin. Hãy giữ chặt tay người khác trong tay bạn nhưng đừng dùng cả hai bàn tay và nhớ để ngón tay cái chạm vào tay họ cuối cùng. Bạn có thể thể hiện sự nhiệt tình, hào hứng với công việc ở đây nhưng đừng bao giờ bắt tay nhà tuyển dụng một cách vồ vập, bóp tay người ta đến phát đau. Chỉ cần nắm tay họ và nâng lên, hạ xuống một lần và thật nhanh. Với những người bị ra mồ hôi tay, hãy chắc chắn tay bạn đã được lau khô trước khi định bắt tay người khác.
– Tư thế và khoảng cách
Khi ngồi vào ghế, bạn nên ngồi thẳng lưng và hơi hướng về phía trước một chút nhưng nhớ đừng có lắc lư hoặc rung chân. Hãy giữ cho hai bàn chân đặt xuống nền nhà, không duối thẳng ra phía trước mặt hoặc để hai chân quá xa nhau.
Còn khi đứng cạnh người khác, nhất là đứng đối diện thì bạn đừng đứng quá gần, hãy giữ khoảng cách vừa phải để tránh gây khó chịu.
– Tay và chân
Bạn có thể khua tay múa chân, ngồi cả tiếng đồng hồ mà vung tay nhưng trong cuộc phỏng vấn thì hoàn toàn không nên như vậy bởi nó khiến bạn dễ mất tập trung. Ngay cả nhà tuyển dụng cũng rất khó để làm việc khi bạn cứ khua tay trước mặt họ. Bạn cũng không cần thiết phải tỏ ra quá nghiêm trang khi cứ ngồi đặt 2 bàn tay trước mặt mình không động đậy. Hãy cố gắng tìm cho mình một tư thế cởi mở, thoải mái hơn nhưng không phải là cắn móng tay, nhổ tóc sâu hay cầm cái bút vẽ vẽ.
– Ánh mắt
Suốt quá trình phỏng vấn, đừng rời mắt khỏi nhà tuyển dụng. Hãy tập trung mọi ánh nhìn về phía người phỏng vấn để tránh bị lỡ thông tin hay nhầm lẫn về một thông điệp nào đó nhà tuyển dụng muốn gửi gắm. Bạn cũng đừng đảo mắt liên tục bởi như thế tạo cảm giác bạn đang gian dối và thiếu sự tôn trọng với người phỏng vấn. Hãy mạnh dạn nhìn vào nhà tuyển dụng và khiến họ nhìn bạn càng nhiều càng tốt.
– Nụ cười
Cười là một dấu hiệu quan trọng thể hiện sự thaant hiện và nhiệt tình với vị trí nhà tuyển dụng đang cần. Vì thế, hãy cười với người phỏng vấn ít nhất là vào đầu và kết thúc buổi phỏng vấn.
Ngoài các thủ thuật trên, Krasna cũng nhắc nhở cho các ứng viên, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng là một nét văn hóa mà bạn cần lưu ý.

Theo Zing