Chọn phân khúc cao cấp tránh bão khủng hoảng

Không đến Việt Nam vì nguồn nhân công giá rẻ, không lo ngại vì thiếu các ngành phụ trợ… cũng như không ngại nhưng tác động của khủng hoảng. Có những nhà đầu tư lại chọn cho mình một phân khúc cao cấp với cách đầu tư đồng bộ từ A – Z và chọn phân khúc cao cấp.
Đầu tư từ A – Z
Mới đây, Công ty Lifepro Vietnam đã chính thức cho vận hành dự án LuxFashion tại Khu công nghiệp Gián Khẩu, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD này được các chuyên gia trong ngành dệt may đánh giá cao không chỉ là dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay mà còn là dự án đầu tiên được đầu tư đồng bộ, khép kín toàn bộ các công đoạn từ dệt vải, nhuộm, cắt, may đến xử lý hóa chất, giặt là và đóng gói xuất khẩu.
Đây là một điều khác biệt nếu so với các dự án đầu tư nước ngoài vào dệt may thường vào Việt Nam thường có quy mô nhỏ lẻ và theo xu hướng tận dụng nhân công rẻ ở Việt Nam để gia công, mọi nguyên liệu đều phải nhập khẩu thì các nhà đầu tư của Lifepro lai ngay từ đầu xác định sẽ làm sẽ đầu tư đồng bộ và xem đó như một lợi thế cạnh tranh. Và hơn thế, cũng không khó khăn mà việc đầu tư bị tiết giảm hay cắt giảm các công đoạn.
Ngay từ đầu, dù lường trước những khó khăn khi phải bắt tay và tự làm từ đầu các công đoạn của một chu trình dệt may nhưng Lifepro Vietnam xác định, toàn bộ dây chuyền thiết bị máy móc của nhà máy như máy dệt kim, máy giặt nhuộm, máy may công nghiệp, máy hoàn tất vải và máy dập cúc mới 100% đều được nhập khẩu từ các nhà cung cấp chuyên ngành hàng đầu thế giới như Reymatex, Vibemac, Malavasi, Mayer&Cie, Ferraro&Lamperti, Lectra, Pessani và Avantec, vv…
Chỉ sẻ về điều này, ông Boubker El Fehdi, Tổng giám đốc điều hành cho rằng, chúng tôi xác định một chiến lược phát triển cả theo chiều dọc và chiều ngang. Tức là công ty hướng tới một thị trường quốc tế mà trong đó doanh nghiệp cần phải đáp ứng mọi tình huống.
“Để làm được điều đó, chúng tôi hướng tới một sự phát triển đa dạng, nhắm tới việc sản xuất nguyên liệu, vốn là một yếu tố quan trọng vì nó giúp chấm dứt việc phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, đồng thời tiết kiệm được thời gian và cắt giảm chi phí”
Một tính toán cụ thể của Lifepro cho thấy, với dàn máy dệt kim hiện đại nhập khẩu từ Đức, Lifepro có khả năng sản xuất các loại vải lưới cao cấp với công suất 5.800 tấn/năm và các loại quần áo chất lượng cao với công suất 10 triệu sản phẩm/năm. Bên cạnh đó, Công ty cũng cung cấp các dịch vụ giặt là với kỹ thuật xử lý giặt, nhuộm, mài và các kỹ thuật đặc biệt khác trên các sản phẩm quần áo may sẵn với công suất 7.000.000 sản phẩm/năm. Xưởng in của công ty cho phép in 30.000 chiếc/ngày. Đây là một năng lực sản xuất nếu không đầu tư đồng bộ thì khó có thể đạt được.
Ông Boubker El Fehdi nói thêm: chúng tôi đầu tư từ “Từ A đến Z” nghĩa là khi nói về dệt kim nghĩa là tự tạo ra toàn bộ sản phẩm của mình, với đầu vào là bông và đầu ra là sản phẩm hoàn thiện. Đó là một sản phẩm từ A đến Z.
Việc sản xuất nguyên phụ liệu tại chỗ cũng vậy, về lâu dài chúng tôi sẽ không nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc hay châu Âu mà tự sản xuất. Điều đó cho phép chúng tôi chủ động trong sản xuất, hơn nữa còn có thể bán hàng trên thị trường nội địa trong tương lai.
Cơ hội trong khủng hoảng
Bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh ngành dệt may đang phải chịu nhiều sức ép, Giám đốc thương mại, bà Manuela Polga, cho rằng, khủng hoảng không ảnh hưởng hay tác động nhiều đến khả năng chi tiêu của các đối tượng có thu nhập cao. Ngược lại, chính bối cảnh khủng hoảng khiến các DN có nhiều công sức và tâm trí hơn để tự định vị.
Với thị trường mục tiêu là hàng trung cao cấp, đến nay Lifepro Vietnam đã tiến hành nhận chuyển nhượng một số nhãn hiệu thời trang danh tiếng thế giới. Và điểm nhấn quan trọng là chỉ sau một thời gian ngắn đi vào sản xuất, danh sách khách hàng của Liferpro Vietnam được kéo dài bằng một loạt đơn hàng xuất khẩu ký với các hãng thời trang danh tiếng. Bên cạnh đó, Lifepro Vietnam cũng đã ký hợp đồng nguyên tắc đầu ra về việc cung cấp hàng năm trang phục PCCC cho lính cứu hỏa Mỹ
“Với các thương hiệu trung cao cấp, chúng tôi hướng đến việc xuất khẩu 100% sản phẩm sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu – đại diện Lifepro Vietnam chia sẻ.
Ông Boubker El Fehdi nói cho rằng, thị trường đã tràn ngập các sản phẩm cơ bản, đến từ Bangladesh và nhiều nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc. Chúng tôi không có ý định lao vào thị trường này mà hướng tới thị trường các sản phẩm ở tầm cao hơn.
Tầng lớp người nghèo hoặc có thu nhập trung bình là những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi khủng hoảng, và họ sẽ không thường xuyên mua sắm quần, áo. Ngược lại, nếu bạn đầu tư vào các sản phẩm dành cho người có thu nhập trên trung bình, đối tượng mà chi tiêu của họ không bị ảnh hưởng nhiều bởi khủng hoảng. Tôi nghĩ hoàn toàn có lý khi đầu tư vào các sản phẩm cao cấp.
Tôi không nghĩ là khi kinh tế khủng hoảng thì mọi dự án đều phải tạm ngừng. Mà ngược lại, chính bối cảnh khủng hoảng khiến người ta có nhiều công sức và tâm trí hơn để tự định vị. Định vị tốt sẽ mang lại thành công. Và tôi tin vào sự thành công của chính sách hướng tới các sản phẩm cao cấp.

Theo Marketingchienluoc