10 bí mật của óc sáng tạo
1) Cần có thời gian và không gian yên tĩnh
Mỗi một khả năng sáng tạo đều thường xuyên cần có không gian yên tĩnh. Bạn có thể lên kế hoạch hàng ngày hoặc vài ngày trong tuần . Việc này cần phải trở thành một thói quen thường xuyên của bạn.
2) Chu trình của óc sáng tạo :
Đúng như các mùa trong năm và các chu trình chuẩn bị như trồng cây, chăm sóc, chờ đợi và thu hoạch thì chu trình của sự sáng tạo cũng vậy. Không phải lúc nào chúng ta cũng ở trong giai đoạn thu hoạch mà có lúc phải trải qua những gia đoạn giống như mùa đông im lìm trôi qua mà không có gì mới xảy ra vậy. Chúng ta phải hoàn thành chu trình này thì mới có thể đi vào giai đoạn trồng cây và đợi thu hoạch.
3) Biết chọn người cố vấn, bạn bè hay những người cùng thực hiện ước mơ một cách sáng suốt:
Đừng hi vọng người nào đấy cảm thấy hạnh phúc cho những ước mơ lớn hay thành công của bạn. Nếu bạn có một người để yêu quý, một hay hai người cảm thấy vui khi bạn thành công thì hãy cho rằng mình thật may mắn! Một số người có thể tạm ngưng hay làm hoãn kế hoạch cũng như ý tưởng của bạn ngay trước khi bạn tiến hành chúng, do đó hãy lựa chọn bạn làm việc thật cẩn thận. Hãy giữ lại những người có nhiều bạn bè nhưng khi cần làm việc sáng tạo hãy chọn những ai có trí óc, hướng dẫn họ phải chân thành và dứt khoát phải có tinh thần xây dựng.
4) Đam mê công việc:
Nhiều người cảm thấy có lỗi khi họ quá đam mê công việc. Điều này có nghĩa là có một số việc sẽ không được hoàn thành. Trong một nghiên cứu về phụ nữ và óc sáng tạo, nỗi lo ngại lớn nhất của họ là sẽ đánh mất hoặc làm suy yếu các mối quan hệ. Tuy nhiên con người vẫn cần phải kết giao với nhau. Điều này có nghĩa là trò chuyện với bạn bè, những người yêu quý hay trẻ con để bạn vẫn có thể nuôi dưỡng các mối quan hệ trong quá trình này.
5) Tạo ra những ranh giới rõ ràng:
“Tôi nói không với mọi thứ“ cũng có thể có nghĩa là “tôi nói có với những gì đem lại tôi cuộc sống“. Chúng ta cần những ranh giới rõ ràng để có thời gian và năng lượng cho sự sáng tạo.
6) Làm việc với tất cả năng lực của mình:
Nếu như bạn có ý định dùng 80 % nỗ lực của mình để biến điểm yếu thành điểm mạnh thì bạn có thể nâng tỉ lệ đó thêm 20% nữa. Nhưng nếu như bạn có ý định dùng 80 % nỗ lực của mình để cải thiện một phạm vi mạnh nào đó thì bạn có thể tăng sức mạnh của mình lên từ 100 đến 400 % nữa.
7) Sự lo ngại là bạn đồng hành của tính sáng tạo:
Hãy làm bạn với sự lo ngại. Trừ khi bạn chịu được rủi ro cao và mạo hiểm trong việc tìm kiếm cái tôi cá nhân , bạn chắc chắn sẽ phải trải qua sự lo ngại khi bạn dấn thân vào một lĩnh vực xa lạ. Sẽ rất tốt để tạm dừng, xem xét vấn đề và làm chậm lại. Tuy nhiên đừng để sự lo ngại này dừng bạn lại! Hãy đối diện nỗi sợ hãi và tiếp tục. Cách duy nhất để làm giảm sự lo ngại là tiến hành làm những việc mà chúng ta lo ngại nhất. Chúng ta luôn ở trong trạng thái bị khuấy động cảm xúc cao hơn bình thường khi chúng ta thử một cái gì mới. Hãy trông mong lỗi lo sợ, đánh giá chúng như là một sự thúc đẩy để tiến lên.
8) Chấm dứt việc phê phán bản thân:
Chúng ta có thể làm cho bản thân bị thất bại trước khi chúng ta bắt đầu làm bởi những suy nghĩ liên miên mà chúng ta phải đối diện. Khi bạn thử một vấn đề gì mới, hãy luôn giữ thái độ tích cực với hoạt động của mình. Dĩ nhiên bạn có thể nâng cấp và cải thiện nó nhưng bạn không thể làm cho bản thân mình sai để làm cho những thứ khác tốt hơn.
9) Hãy vượt qua chủ nghĩa cầu toàn:
Khi bạn phải làm một điều gì một cách hoàn hảo, bạn hiếm khi thử những gì mới hơn bởi vì bạn không thể làm chúng hoàn hảo ngay từ vài lần đầu. Dĩ nhiên là hãy làm mọi việc một cách hiệu quả nhưng đừng quá cầu toàn cho đến khi nó thật sự hoàn hảo. Đến lúc nó trở nên hoàn hảo thì điều hầu như chắc chắn là nó đã lỗi thời.
10) Hãy vui chơi, hài hước và ở trong tinh thần sảng khoái:
Sáng tạo bao gồm cả sự vui chơi, hài hước và tinh thần sảng khoái. Khi bạn mất hết khái niệm về thời gian và có năng lượng vô hạn hãy làm những gì mà mình thích, bạn sẽ thấy rằng mình đã đạt được khả năng sáng tạo cao nhất.
10 cách tốt nhất để có những ý tưởng hay
Sau đây là 10 phương pháp hay nhất mà tôi đã từng sử dụng trong công ty của mình để có những ý tuởng hay. Chúng đã rất có ích cho tôi, bây giờ tôi sẽ chia sẻ với các bạn. Tôi tin rằng chúng sẽ có ích cho những cố gắng của bạn giống như chúng đã có ích cho tôi vậy.
Xác định rõ vấn đề
Để có thể có những ý tưởng nhằm giải quyết các khó khăn trong công việc, tất cả chúng ta đều cần có điểm khởi đầu. Bạn không thể bay từ New York tới Frankfurt mà đầu tiên không tới sân bay JFK .Nếu bạn không biết chính xác mình đang ở đâu thì bạn cần một tấm bản đồ để xác định rõ vị trí hiện thời của mình rồi dần dần tìm đường tới sân bay JFK. Điều quan trọng là bạn cần phải xác định rõ mình đang ở đâu trước khi tiến hành tìm đường. Nói một cách khác hãy nghiên cứu kĩ lưỡng tấm bản đồ chỉ đường cho bạn tới New york.
Sử dụng trí tuệ tập thể
Có thể bạn đã từng nghe đến phương pháp này. Đơn giản khi một nhóm nguời cùng làm việc với nhau, họ cũng ghi lại ý tưởng nhiều như bạn có thể về những gì có liên quan tới mục tiêu đã đề ra . Đừng lo lắng về những kế hoạch chiến lược hay những thứ tương tự như vậy. Hãy tập trung vào việc làm sao để có những ý tưởng. Đặt ra một giới hạn thời gian cho nhóm làm việc, chọn lựa vị trí và thời gian thích hợp mà họ có thể đưa đến thành công. Hãy chắc chắn rằng mọi người đều ở đỉnh cao của mình và được hướng dẫn để biết cách “suy nghĩ lớn“. Tôi đã từng giải quyết được cả núi công việc khi dùng phương pháp có ích này.
Tập trung vào những gì mà bạn muốn
Để những ý tưởng của bạn có cơ hội phát triển tốt nhất nhằm giải quyết công việc, bạn cần dẹp bỏ tất cả những ảnh hưởng từ bên ngoài. Không khoan dung với bất cứ điều gì hết! Hãy loại trừ mọi sự sao lãng, những thất bại hàng ngày hay những kịch tính có thể dự đoán được. Đừng chỉ giải quyết vấn đề không thôi mà hãy phác thảo lại những công việc thường ngày của bạn để cho những phiền toái có thể dự tính được không bao giờ có thể quấy rầy được bạn một lần nữa !
Thành thật quan tâm tới những gì bạn đang cố gắng giải quyết
Bạn có nhớ cảm giác những ngày đi học khi bạn tham gia các môn thể thao (hoặc các môn học đặc biệt khác) mà bạn ghét cay ghét đắng không? và khi các môn học đó là bắt buộc? Bạn có nhớ mình đã giỏi như thế nào trong các hoạt động như này không? Hầu như chắc chắn là không bởi vì bản thân nó không hiện hữu như là một kỉ niệm đẹp nhưng cũng hầu như chắc chắn rằng để nói rằng bạn cũng chưa thật sự cố gắng. Sẽ là rất rất khó để tham gia giỏi vào việc gì mà bạn không hề thích tẹo nào. Nếu như bạn có mối quan tâm đặc biệt với những gì bạn đang cố gắng làm thì khả năng thành công thực chất sẽ được tăng lên nhiều lần. Nếu bạn cố giải quyết những việc khiến bạn buồn chán thì vì chúa, bạn hãy trao nó cho những ai thực sự thích làm. Khái niệm này chứa đựng sự nỗ lực chung và nói chung đó lại là một đề tài khác. Nếu như bạn tự làm chủ thì bạn sẽ tự động có một mối quan tâm (do đó hãy để ý rằng bạn có tầm nhìn với những gì mà bạn muốn công việc của mình trở thành.)
Hãy chú ý tới những vấn đề và các giải pháp tương đương
Liên hệ vấn đề hiện thời của bạn với vấn đề bạn đã từng gặp trong quá khứ và kiểm tra sự tương đương giữa chúng. Cách giải quyết các vấn đề gần đây có thể giúp bạn rất nhiều trong việc hình thành những ý tưởng để tìm ra lời giải cho những tình huống bạn sẽ gặp sau này. Suy nghĩ một chiều, nghĩ dọc, nghĩ một cách logic. Những lời khuyên tốt nhất luôn đến từ những nhóm cùng chung một mục tiêu làm việc. Hãy dành cho nhóm của bạn nhiều cơ hội sáng tạo nhất có thể bằng cách lắng nghe gấp đôi nói. Hãy làm việc này một cách thân tình nhất có thể và đưa các vấn đề trong quá khứ ra công khai. Bạn có thể nêu ra những thành công trong qua khứ và tiến xa thêm với thách thức hôm nay .
Hãy nhìn nhận mỗi nhiệm vụ như là một thách thức
Việc bạn coi một vấn đề đơn giản chỉ là một vấn đề là hoàn toàn đúng và sau đó là có chính xác lbao nhiêu người sẽ quan tâm đến nó. Điều chắc chắn là đã là vấn đề thì cần phải có giải pháp. Tuy nhiên suy nghĩ này không nên ở hàng đầu trong tâm trí khi xem xét việc biến “vấn đề“ thành “điều có ích “. Từ “vấn đề“ có xu hướng như là tổng kết mọi suy nghĩ tiêu cực trong thâm tâm chúng ta. Chính những suy nghĩ tiêu cực này đã gần như có tác động như một chướng ngại vật đối với cách giải quyết chúng. Bây giờ nếu như chúng ta lật một đồng xu và quan sát mặt bên kia (sử dụng ví dụ trong phương pháp 1) thì chúng ta có thể nhìn nhận chuyến đi từ bất cứ đâu tới New york là một thách thức mạo hiểm. Nhìn nhận bằng phuơng pháp này chúng ta sẽ thấy mình có nhiều suy nghĩ tích cực hơn trong đầu và có thể tận hưởng sự vui vẻ dọc theo đường đi với một thách thức thú vị, đối lập với một vấn đề khó khăn tiềm tàng. Hãy nhìn vào đích mà bạn sẽ đạt được, bạn sẽ hạnh phúc như thế nào khi tới đuợc Frankfurt?
Hãy biến thách thức /vấn đề thành sự diễn đạt lôi cuốn
Chúng ta đã sử dụng các ví dụ trong quá khứ và việc tạo ra sự tương đương để “trả lời cho những thách thức “ Một buớc xa hơn nữa là việc coi thách thức như một câu nói thông dụng. Sử dụng ví dụ của chúng tôi như các quảng cáo “Châu âu cho mùa hè“ hay “ chuyến đi mơ uớc của cuộc đời“ ,”những kinh nghiệm văn hoá Châu Âu” “ngày mai việc lái xe với vận tốc 250 km là hợp pháp “. Những việc này khiến mọi nguời có ý tuởng về vấn đề lợi ích gắn liền với những gì đạt đuợc của các khó khăn đang gặp phải. Điều này đặt họ vào những tình huống mà họ đã từng trải qua. Sẽ dễ dàng hơn rất nhiều để có giải pháp khi có một hình ảnh phổ cập trong đầu. Bạn sẽ gợi ý sự diễn đạt nào ?
Mơ tưởng ! Hãy để tiềm thức sáng tạo hoạt động thay bạn !
Không có sự trùng hợp ngạc nhiên nào trong lúc bạn ngó vào các cửa sổ khi đang lái xe, đang ngủ, đảm trách công việc hàng ngày của bạn hay bất cứ điều gì, tâm thức của bạn sẽ làm thay bạn ( ngay cả khi bạn không nhận thức đầy đủ về điều này). Bao nhiêu lâu thì bạn thường làm nhưng điêù hoàn toàn không có liên quan với nhau rồi bỗng nhiên ý tuởng chợt loé lên trong đầu bạn? Thỉnh thoảng? Đôi khi? Chẳng bao giờ? Trong bất kì trường hợp nào khi bạn dành thời gian đáng kể cho việc giải quyết vấn đề bạn sẽ thấy rằng trí tuệ bên trong sẽ giải quyết hộ bạn. Đôi khi nếu bạn quá cố gắng để giải quyết vấn đề gì đó bạn sẽ chẳng thu được gì cả. Do đó hãy nghỉ ngơi. Bạn sẽ ngạc nhiên về thành công của mình.
Thường xuyên thay đổi công việc hàng ngày của bạn.
Đã bao giờ bạn chú ý tới việc chúng ta dễ dàng tích luỹ các thói quen chưa? Trên thực tế các thói quen có thể dập tắt sự sáng tạo của bạn. Nếu bạn là người ‘đi lại theo một lịch trình cố định hàng ngày “, ”ngồi làm việc tại một cái bàn và đi ra đi vào “ “hoà lẫn với những người đơn điệu“ “nghỉ phép hàng năm tại một nơi duy nhất “… thì để xuất hiện những ý tuởng có ích cải thiện công việc, môi trường xung quanh ,gia đình ..vv… chúng ta phải không ngừng tìm kiếm sự đổi mới .Sự quen thuộc có ích trong việc làm cho chúng ta có cảm giác cực kì tin cậy. Chính sự tin cậy này đã chấm dứt sự thay đổi trong tâm trí và làm hạn chế khả năng sáng tạo của chúng ta. Đón xe bus hay xe lửa qua thị trấn hay thỉnh thoảng thay đổi lịch trình khác, nâng cao trách nhiệm với công việc, tham gia vào các hoạt động thể thao, các hoạt động thư giãn hay gặp gỡ những người khác nhau với những quan điểm khác nhau. Bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nhận thấy mình đã có được năng lượng tích cực từ những việc nhỏ đã được đề cập như trên .
Mang theo một tập giấy ghi chép
Tôi luôn mang theo mình một tập giấy để ghi chép. Tôi đang ở thời điểm mà tôi không thể sống nếu thiếu một trong số những vật dụng đơn giản nhất mà con người từng biết, vật dụng hầu như chắc chắn có mặt khắp mọi nơi kể từ khi con người còn sống trong hang động. Một quyển sổ bỏ túi với một cây bút sẽ rất có ích bởi vì bạn có thể nắm bắt được mọi ý tưởng bất chợt đến với mình. Sẽ cực kì vô ích khi nói rằng “tôi sẽ viết lại chúng sau“ bởi vì các cơ hội rất mong manh nên thực tế là bạn sẽ không làm được gì cả. Những gì được viết lại sẽ là các ý tưởng của bạn sau này. Hãy nắm giữ, duy trì và áp dụng chúng.
32 đặc điểm của người sáng tạo
1) Nhạy cảm
Cần thiết cho óc sáng tạo trong nhiều mặt: Trong việc nhận thức khó khăn, những gì đã biết và chưa biết; Giúp mọi nguời nhận thức mọi thứ dễ dàng hơn; Là lí do khiến mọi người quan tâm và gắn liền bản thân mình với thử thách hay các động cơ.
2) Động cơ làm việc không vì tiền
Coi tiền là quan trọng nhất đối với xã hội hay nền kinh tế không phải là động lực của một người sáng tạo. Thông thuờng người sáng tạo đều có ý thức trực giác về số tiền mà họ cơ bản cần và khi nhu cầu đó được thoả mãn thì tiền sẽ không thể tác động hay chi phối họ.
3) Ý thức về vận mệnh
Những nguời sáng tạo bằng trực giác hiểu rằng họ có mục đích, vận mệnh. Nhận thức rõ rằng họ có thể chọn lựa hoặc tạo ra chúng để có thể đạt được đỉnh cao nhất về khả năng hay năng khiếu.
4) Biết thích nghi
Nếu thiếu khả năng thích nghi con nguời khó có thể sáng tạo được nhưng thay vì thích nghi với mọi thứ người sáng tạo chọn cách thích nghi với những gì họ thấy phù hợp.
5) Kiên nhẫn trước sự không rõ ràng
Hai ý tuởng hoặc là nhiều hơn đều thích hợp trong cùng một lúc thách thức suy nghĩ của những người sáng tạo. Họ thích không rõ ràng để thách thức người khác hay những ý tuởng khác. Sự mơ hồ giúp họ quan sát mọi thứ từ nhiều phía khác nhau trong cùng một lúc.
6) Quan sát
Những người sáng tạo luôn luôn sử dụng tất cả các giác quan của mình: ý thức, tiềm thức hoặc vô thức.
7) Nhận thức thế giới theo cách khác
Thoreau nhận xét về cách mọi người gõ một nhịp trống khác nhau. Những người sáng tạo gõ mạnh hơn nhờ nhiều cách nhận thức: tính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, cảm nhận mọi thứ. Những viễn cảnh khác nhau này mở ra cho họ những khả năng vô hạn.
8) Nhận ra các tiềm năng
Những người bình thường – những người không tin rằng mình có thể sáng tạo, những người hay e ngại hoặc kháng cự lại tính sáng tạo hay những suy nghĩ sáng tạo thường thích làm việc trong những giới hạn với những khả năng hạn chế hơn. Những người sáng tạo thường thích quan sát nhiều hay thậm chí là những khả năng vô hạn trong đa số các tình huống hay các thử thách.
9) Đặt ra những câu hỏi
Những người sáng tạo đặc biêt là những người có tính sáng tạo cao thường biết vượt qua cái bóng của mình để đặt ra những câu hỏi, đây là bản tính của họ với các vấn đề. Những câu hỏi trên thực tế không phải là những lời phê phán. Những chất vấn tự nhiên của họ có vẻ thường bị nhầm lẫn là sự chỉ trích trong khi nó đơn giản chỉ là chất vấn, thăm dò, hay cách xử sự với mọi thứ như là họ có thể.
10) Biết cách tổng hợp chính xác thông qua trực giác
Đây là khả năng biết cách quan sát toàn bộ sự việc, nhận ra những mô hình, nắm được các giải pháp với vài mẩu thông tin thậm chí ngay cả khi thiếu những thông tin quan trọng. Những người sáng tạo tin vào trực giác của mình kể cả khi nó không chính xác 100%.
11) Có thể cuồng tín
“Billy! không nhìn ra ngoài cửa sổ nữa!”… Cha mẹ, thầy cô giáo hay thậm chí cả bạn bè hay khuyên những người sáng tạo như vậy. Người có tính sáng tạo cao hay thích lang thang trong thế giới tuởng tượng của riêng mình. Đây là một trong những chủ đề chính của bộ phim hoạt hình vui nhộn “Calvin và Hobbes”. Cả Calvin và Hobbes (bạn chí cốt của Calvin) đều là những người liên tục làm gãy bút chì!
12) Linh hoạt
Những người sáng tạo đều rất linh hoạt trong việc xoay chuyển những ý tưởng của mình. Họ thích quan sát mọi thứ từ nhiều quan điểm khác nhau và đặt ra hàng loạt những lời giải trong khi những người khác hài lòng với một câu trả lời hay giải pháp.
13) Uyển chuyển
Đó có thể là một vật chặn cửa, một mái chèo, một vũ khí, một cột chống, cái chặn giấy … vân vân và vân vân. Đó là tất cả những gì mà người sáng tạo nói về những khả năng sử dụng của một viên gạch.
14) Tưởng tượng
Người sáng tạo thích dùng trí tuởng tưởng của mình để biến những gì có thể thành thử nghiệm.
15) Trực giác
Một người càng sáng tạo bao nhiêu thì càng dùng nhiều bấy nhiêu đến kĩ năng trực giác, khả năng nhìn ra các lời giải với cơ sở lập luận tối thiểu, nhận thức được các khó khăn ngay cả khi chúng không xảy ra.
16) Độc đáo
Độc đáo là động lực của người sáng tạo. Họ phát đạt nhờ điều này.
17) Khéo léo
Làm những việc khác thường, giải quyết những vấn đề tưởng như không thể giải quyết. Nghĩ đến những gì chưa từng được nghĩ đến trước đó. Đây là tất cả những đặc điểm khiến người sáng tạo trở nên khéo léo đúng lúc.
18) Mạnh mẽ
Những thách thức, khó khăn, những ý tưởng mới gắn với những người sáng tạo thực sự khuyến khích và cung cấp cho họ những năng lượng tuởng như vô tận giống như Sherlock Holmes khi ông nắm được khả năng phán đoán cho một bí ẩn trong tiểu thuyết của mình.
19) Khiếu hài hước
Tiếng cười và sự sáng tạo thường đi đôi với nhau. Nhiều chuyên gia cho rằng sự sáng tạo khó có thể xuất hiện nếu như thiếu khiếu hài hước. Họ cũng cho rằng sự nghiêm túc có thể chấm dứt tính sáng tạo hay những suy nghĩ sáng tạo.
20) Thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình
Nhà tâm lí học Abraham Maslow tạo ra thuật ngữ này vào những năm 60 miêu tả những động cơ thúc đẩy cơ bản của mọi người, những gì mà bạn có thể hay làm những gì mà bạn mong muốn trở thành.
21) Kỷ luật tự giác
Đây là đặc điểm có vẻ không rõ ràng ở những người có khả năng sáng tạo cao. Thỉnh thoảng họ thường không có tổ chức, ồn ào trong khi cùng lúc họ là người có kỉ luật tự giác cao. Trong cùng một thời điểm những người có kỉ luật tự giác cao phản đối kỉ luật của những người không có óc sáng tạo.
22) Tự biết mình
Trong suốt cuộc đời mình tôi đã đọc khoảng hơn 4000 bản tiểu sử hoặc tóm tắt tiểu sử, hầu hết là của những ngưòi được coi là sáng tạo nhất trong những người có tính sáng tạo cao ở lĩnh vực riêng của họ. Một đặc điểm chung giữa họ là tất cả đều ghi chép và liên tục cố gắng để hiểu rõ bản thân mình hơn
23) Có những mối quan tâm cụ thể
Đây cũng là một đặc điểm của những người sáng tạo. Bề ngoài họ có vẻ quan tâm tới mọi thứ nhưng trong thâm tâm họ có những mối quan tâm riêng mà họ giao phó năng lực và nỗ lực thật sự của mình. Bằng cách sẵn sàng đặt mình vào những mối quan tâm tưởng như vô hạn họ có thể khám phá thêm về những mối quan tâm cụ thể riêng biệt của mình.
24) Biết suy nghĩ trệch hướng
Những người sáng tạo thích đi trệch huớng từ những quy tắc. Quan sát mọi vật từ nhiều phía khác nhau, thách thức bất kì những gì đang tồn tại. Vì lí do này mà thỉnh thoảng họ bị coi là lạc điệu, không đúng kiểu, không theo quy tắc hoặc không điển hình.
25) Tò mò
Giống như chú mèo Cheshire trong chuyện “Alice ở xứ sở thần tiên” người sáng tạo luôn tò mò giống như trẻ con vậy.
26) Không giới hạn
Để khám phá tất cả các tiềm năng những người sáng tạo có xu huớng không thoả mãn với những câu trả lời hay các giải pháp cho đến khi rất nhiều biện pháp được đưa ra.
27) Độc lập
Người sáng tạo luôn khao khát và đòi hỏi có tinh thần độc lập cao, phản đối sự phụ thuộc nhưng thường phát đạt trong những sự phụ thuộc có lợi lẫn nhau.
28) Đòi hỏi khắt khe
Những người sáng tạo luôn thách thức hầu hết mọi thứ, mọi ý tuởng, mọi quy tắc. Họ thách thức, thách thức và thách thức nhiều hơn cho đến nỗi người khác nhìn nhận thách thức của họ như những đòi hỏi khắt khe.
29) Không theo lề thói
Lề thói là phép đối chọi, sự đối lập của tính sáng tạo và để sáng tạo những người sáng tạo không nên tuân theo lề thói và đi ngược lại những quy tắc tạo ra cú lội ngược dòng.
30) Tự tin
Đây cũng là một đặc điểm không rõ ràng nữa ở những người sáng tạo. Khi họ sáng tạo, họ rất tự tin. Khi họ ở giai đoạn thất bại không làm được gì cả họ thường thiếu tự tin. Sa u những kinh nghiệm tích cực họ bắt đầu tin tưởng bản thân mình và nhận thức được rằng mình có thể chán nản và thất vọng thậm chí gần như bị phá huỷ nhưng sự tự tin trong tiềm thức vẫn khiến cho họ hoạt động hoặc ít nhất là có thể vẫn duy trì hoạt động cho đến khi họ trải qua hoặc khám phá ra một ý tuởng đột phá hay một mẩu thông tin.
31) Chấp nhận rủi ro
Đặc điểm này là sự hiểu lầm chung của những người không sáng tạo hoặc những người lo ngại trước tính sáng tạo của những người sáng tạo. Những người có tính sáng tạo cao không thật sự là những người chấp nhận mạo hiểm bởi họ không cho rằng những gì mình đang làm là nguy hiểm. Họ chỉ cho rằng đó là một phương án khả thi hoặc là phương hướng dẫn đến giải pháp. Họ cũng có những phương án khả thi khác trong đầu hoặc trong ghi nhớ của mình để có thể sử dụng nếu những ý tuởng hoặc các giải pháp kia không hoạt động. Như Thomas Edison đã từng nói khi được hỏi ông có cảm giác như thế nào khi thất bại gần 7000 lần trong việc tìm ra dây tóc tốt nhất cho bóng đèn có thể cháy sánh tốt hơn “Điều này không phải là thất bại mà là giải pháp cho những khó khăn. Tôi vẫn chưa bắt đầu làm việc.”
32) Kiên trì
Charles Goodyear (người khám phá và là nhà phát minh ra cao su lưu hoá) và Chester Carlson (nhà phát minh ra việc sao chép bằng tĩnh điện học gọi là quá trình Xerox) là hai ví dụ điển hình của đặc điểm này trong số những người sáng tạo. Cả hai người đã làm việc hơn 30 năm để tìm ra giải pháp cho công việc của mình. Những người sáng tạo không bao giờ từ bỏ những gì có ý nghĩa với mình.
Theo Blog quản trị doanh nghiệp