Những bài học lãnh đạo trên đỉnh Everest (phần cuối)

Nhiều công ty lớn đã thất bại do các quyết định sai lầm của lãnh đạo cấp cao trong khi các lãnh đạo cấp trung lại nằm trong quyền định đoạt của cấp trên. Bài học mà Michael Useem đã đúc kết được khi kết thúc cuộc hành trình lên đỉnh Everest.

Một trong những địa điểm quan trọng trong chuyến đi của chúng tôi là Tengboche, một khe núi ở độ cao 3860 mét, mảnh đất có tu viện nổi tiếng nhất thế giới.

Với tầm nhìn bao quát toàn cảnh đỉnh Everest, Tengboche từ lâu đã được coi là địa dừng cho hầu hết mọi người khi lên đỉnh Everest.

Cũng tại nơi đây, chúng tôi học được bài học cuối cùng cũng không kém tầm ảnh hưởng. Chúng tôi đã tranh cãi một trong các câu hỏi là liệu rằng một nhà leo núi, Beck Weathers có lẽ đã tránh được cái chết.

Trên đường lên đến đỉnh núi, Weathers đột nhiên bị mù tạm thời, và người dẫn đầu đoàn Rob Hall đã hướng dẫn anh ta ở lại và chờ đến khi Hall trở về từ đỉnh núi để đưa anh ta trở xuống trại an toàn.

Nhưng Weathers đã không hỏi Hall những chi tiết quan trọng không có trong lời hướng dẫn ngắn gọn của Hall, và kết quả là Weathers dành cả ngày chờ trưởng đoàn quay về. Do trận bão kinh hoàng trong buổi chiều hôm đó, Hall đã không bao giờ trở xuống, và kết quả việc chần chừ không đi xuống của Weathers dẫn đến anh ta bị trận bão hành hạ.

Sau khi anh ta mất đi sự tỉnh táo, thì cuối cùng những người khác bỏ rơi anh ta đến chết. Bằng cách nào đó anh ta sống sót qua cơn bão nhưng phải chịu cái giá lạnh chết người.

Xét kĩ ra, nếu Weathers yêu cầu trưởng đoàn Hall cho anh ta nhiều thông tin hơn, họ có thể đã có kế hoạch khả thi hơn: nếu Hall không quay trở về vào một giờ nhất định, thì Weathers nên đi xuống với những người hướng dẫn hay người đi cùng khác.

Sau khi bàn bạc về Weathers, cuộc tranh cãi lại tiếp diễn với một loạt các tình huống rắc rối khác. Dọc theo sườn Tengboche, chúng tôi bất chợt bắt gặp Sandy Hill Pittman, người đã thần kì sống sót sau thảm hoạ 1996 đó.

Bà và Weathers là 2 người trong số những người rời trại trên núi ở độ cao khoảng 7900 mét sau nửa đêm ngày 10/5. Sau khi đã tranh cãi về cái ngày định mệnh đó, và quanh cảnh hùng vĩ của đỉnh Everest trong tầm mắt, chúng tôi hỏi Pittman rằng nếu có thể thay đổi, bà sẽ làm gì khác đi.

Câu trả lời của bà làm chúng tôi bất ngờ.

Người hướng dẫn của Pittman, Scott Fischer đã di chuyển từ từ về phía đỉnh trong suốt những giờ sáng sớm ngày 10/5. Bà nhận ra rằng ông sẽ thất bại trong lần chơi này, nhưng bà đã không nói gì khi họ tiến lên đỉnh núi.

Bà đã quá tập trung để trèo lên và quá tự tin vào Fischer nên không lo lắng đến tình trạng của ông ta. Tuy nhiên sau đó cơn bão bao phủ dãy núi, và Fisher trên đường đi xuống đã không bao giờ đứng dậy nữa.

Pittman nói với chúng tôi giá như bà có thể làm gì để giúp Fischer. Trước đó trong chuyến đi, Fischer đã nhấn mạnh rằng những nhà leo núi phải xây dựng tinh thần nhóm trong mỗi người để đảm bảo họ sẽ tương trợ nhau trong cơn nguy hiểm, và yêu cầu đó của ông đã cứu Pittman khi bà được các thành viên trong nhóm cứu khỏi trận bão.

Chính khả năng lãnh đạo của Fischer đã cứu tính mạng bà nhưng bà đã thất bại không thể cứu được ông ta.

Nhận xét thẳng thắn về hành động của Pittman đã giúp chúng tôi có bài học rằng công việc lãnh đạo không chỉ tác động đến những người ở dưới, mà còn là tác động đến những người ở trên.

Xét đến cùng thì không ai hoàn hảo, và thậm chí những CEO và các nhà quản lý cấp cao dày dặn kinh nghiệm nhất cũng có những điểm mù. Do đó, nhiệm vụ của chúng ta là giúp họ tránh những sai lầm mà họ không thể nhìn thấy.

Dĩ nhiên việc chỉ đạo ngược lên trên thường đem cảm giác sai trái, do văn hoá tôn ti chiếm thế thượng phong trong hầu hết các công ty, và bạn cần khả năng ngoại giao cũng như các kĩ xảo để tránh sai lầm có thể phá hoại và đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp thăng tiến của bạn.

Đồng thời nhiều công ty lớn đã thất bại do các quyết định sai lầm của lãnh đạo cấp cao trong khi các lãnh đạo cấp trung lại nằm trong quyền định đoạt của cấp trên.

Bài học đau buồn của Weathers và Pittman – và sự khác biệt lẽ ra có thể xảy ra nếu có lãnh đạo hướng lên trên chính là các nguyên tắc lãnh đạo nên khắc sâu trong trí nhớ. Để hiệu quả, chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn sàng để lãnh đạo ngay cả khi chúng ta không thuộc thẩm quyền đó.

Cuối chuyến đi, chúng tôi dành một buổi tối cùng với nhau ở Kathmandu, ôn lại nhiều điều chúng tôi học được, từ thành quả của chúng tôi cũng như từ các sai lầm.

Chúng tôi đã cứng rắn và dẻo dai hơn – và đặc biệt gầy hơn so với trước khi chúng tôi đến Nepal hai tuần trước. Chúng tôi cũng nhận thức được rằng việc lãnh đạo tốt cần nhiều khả năng và hành động, và chúng tôi có cái nhìn sâu hơn, đầy đủ hơn về những tố chất để lãnh đạo.

Trong suốt chuyến đi của mình, chúng tôi đã được nhìn từ trên đỉnh 4 đỉnh núi cao nhất thế giới.

Tự thấy mình cần khiêm tốn sau chuyến đi và những bài học từ các nhà leo núi khác trên dãy Himalayas, chúng tôi nhận thấy hơn bao giờ hết việc lĩnh hội nhiệm vụ lãnh đạo là một hành trình không ngừng nghỉ.

Trên thực tế, cũng khó khăn như việc trèo lên cao của đỉnh Everest, công việc càng khó khăn khi chúng tôi áp dụng những nguyên tắc về lãnh đạo này vào công việc quản lý trong những năm sau này.

Theo Lãnh Đạo