Bí quyết xây dựng tính kiên định để vượt qua nghịch cảnh

Nếu đã từng nghe qua loạt phóng sự khởi nghiệp của các doanh nhân thành đạt, bạn sẽ nhận ra một điểm tương đồng hết sức rõ rệt: “Kiên định” chính là yếu tố then chốt cho thành công của họ, bất kể đó là 1 doanh nhân tốt nghiệp từ Ivy Leauge (các đại học hàng đầu thế giới) hay những người bỏ học giữa chừng.


Ảnh minh họa

“Kiên định”, hay khả năng theo đuổi đến cùng, nhận được sự chú ý của dự luận trong thời gian gần đây nhờ bài thuyết trình đầy cảm hứng của bà Angela Duckworth, với tiêu đề “Sức mạnh của Đam Mê và lòng Kiên Định”.

Sự tán dương này đã giáng 1 đòn mạnh mẽ vào sự vĩ cuồng công nghệ của đại đa số chúng ta.

Rất nhiều người tin rằng trở thành 1 doanh nhân thành đạt trong 2017 đồng nghĩa với việc thông thạo khoa học dữ liệu, hoặc phải đi trước thị trường trong việc tiên đoán những xu hướng thay đổi của truyền thông tiếp thị.

Điều này phần nào có lý; tuy nhiên cũng đừng quên rằng 100 năm về trước, các doanh nhân thành công nhất là những người không có gì ngoài lòng can đảm dám đeo đuổi đến tận cùng tầm nhìn của mình, vượt xa khả năng lý luận của bất kì một người bình thường nào.

Vì sao lại như vậy? Một số doanh nhân cho rằng “Kiên định” là tên lót của họ; hiểu nôm na là sinh ra họ đã như thế. Số khác cho rằng sự kiên định đến từ việc nuôi dưỡng và vun đắp xuyên suốt chặng đường vượt khó.

Thực tế cho thấy, “Kiên định” là một đức tính có thể rèn luyện được thông qua các trải nghiệm trong cuộc sống, mà cụ thể ở đây là các nghịch cảnh. Càng vấp phải nhiều khó khăn, thách thức, cơ hội để bạn rèn luyện tính “Kiên định” càng lớn.

Sau đây là 4 bí quyết đúc kết từ các lãnh đạo giúp bạn xây dựng tính “Kiên định”.

1. Rời bỏ vùng an toàn

Rời bỏ vùng an toàn nghĩa là bạn phải liên tục thúc đẩy bản thân làm việc cao hơn mức năng lực hiện tại một chút; ví dụ bạn muốn giỏi bóng bàn, bạn cần tập phản xạ với những đường bóng ngày càng nhanh và khó đoán.

Buộc bản thân đối mặt với những tình huống bên ngoài vùng an toàn sẽ giúp bạn xây dựng khả năng chịu đựng nghịch cảnh, từ đó giúp bạn nhận thức rõ hơn những điểm bản thân cần cải thiện.

Tấm gương điển hình cho cách làm này là Warren Buffet. Vốn là một người khiếp sợ việc phải nói chuyện trước đám đông, ông quyết tâm thay đổi khi tham gia khóa đào tạo về giao tiếp của Dale Carnegie. Sau đó, ông đảm nhận công việc của một giáo sư, nơi ông liên tiếp thúc đẩy bản thân phải diễn thuyết.

2. Xây dựng kỷ luật bản thân

“Kiên định” là nghệ thuât ép mình thực hiện điều ngược lại với mong muốn của bản thân. Ở đây, kỷ luật chính là yêu tố chủ đạo giúp bạn thực hành “kiên định” trong lối sống mỗi ngày.

Cách đơn giản nhất để bắt đầu là vượt qua các thử thách về thể chất, chạy vài dặm mỗi ngày có tác động đặc biệt tốt khi nó khiến bạn phải ra ngoài lúc trời còn tối, quá lạnh, quá nóng hay còn quá sớm. Tiếp tục giấc ngủ ngon trên giường chắn chắn là chọn lựa dễ chịu hơn rất nhiều, nhưng ép bản thân làm điều ngược lại mỗi ngày sẽ xây dựng sự “Kiên định” cần có để thành công.

3. Thay đổi tư duy

Cách phản ứng với mọi thứ xảy ra xung quanh góp phần định hình cuộc sống của chúng ta.

Thử hình dung bạn dành nhiều tuần liền để chuẩn bị một bản đề xuất chi tiết, bỏ ra hàng giờ để luyện tập cách trình bày sao cho hấp dẫn nhất, chỉ để nhận ra mình bị từ chối một cách phũ phàng. Đến đây bạn sẽ có 2 cách phản ứng: 1) Đổ lỗi cho cuộc chơi không công bằng và bỏ cuộc. 2) Ra sức tìm hiểu tại sao mình thất bại và đào sâu vào bài học từ trải nghiệm vừa qua.

Tư duy cấp tiến, nền tảng của tính kiên định, cho rằng mỗi mất mát là một bước tiến đến gần mục tiêu lớn hơn và mọi thất bại là một cơ hội để học hỏi, cải thiện chính mình.

4. Biết khi nào thì nên bỏ cuộc

Đây là một nghịch lý, “Kiên định” nghĩa là không bao giờ bỏ cuộc; tuy nhiên các doanh nhân thông minh cần biết khi nào thì nên ngừng lại.

Thường thì sự kiên định sẽ mất tác dụng nếu tầm nhìn quá hạn hẹp, nếu bạn cố gắng bằng mọi giá để gia tăng doanh số, bạn sẽ dễ dàng bỏ sót những dữ kiện cho thấy thị trường đang tăng trưởng theo hướng ngược lại, điều này dẫn đến việc rơi vào vòng luẩn quẩn mà không thực sự mang lại kết quả đáng kể nào.

Chính vì vậy doanh nhân phải biết khi nào thì nên lùi lại để có cái nhìn tổng thể rõ nét hơn.

Như ông Marc Andressen phát biểu trong 1 bài phỏng vấn gần đây: “Chúng tôi thấy rất nhiều công ty rơi vào vòng luẩn quẩn mỗi khi có dịp gặp mặt”. Một lần thì có thể chấp nhận được, nhưng nếu doanh nghiệp cứ mãi loay hoay tại chỗ thì rõ ràng đó là dấu hiệu cho thấy các vấn đề nghiêm trọng trong nền tảng kinh doanh và đội ngũ vận hành.

Cuộc đời là một chuỗi các vấn đề cần được giải quyết. Những vấn đề khó, như việc gầy dựng một doanh nghiệp, đòi hỏi sự kiên định phi thường, vốn chỉ có thể đạt được thông qua việc phản ứng hết sức thông minh trước các nghịch cảnh.

Đó là một cách nhìn hết sức lạc quan, tuy nhiên không một công ty thành công nào được xây dựng và điều hành bởi những người bi quan.

Hãy nhớ kỹ, khai phóng ý chí, khai thông vận mệnh!

Theo trí thức trẻ