3 lời khuyên cho những người từng nổi nóng: Dám chắc ai cũng sẽ có lúc cần đến!

Ai trong chúng ta cũng đã từng có những phút nổi nóng, tức giận. Vài lời khuyên dưới đây, vì thế có lẽ là cần thiết cho tất cả mọi người.


Ảnh minh họa

Bất luận bạn thông minh đến đâu, giàu có cỡ nào, có thế lực mạnh ra sao đi nữa, vào thời khắc nóng nảy, bực tức, chỉ số IQ sẽ về con số 0 và một phút sau đó mới có thể khôi phục lại trạng thái bình thường.

Hãy nhớ: Vào những lúc nóng nảy, tuyệt đối không ra bất cứ quyết định gì!

Sự nho nhã của con người nằm ở việc tự kiểm soát, khống chế cảm xúc của bản thân. Dùng miệng lưỡi làm tổn thương người khác là hành vi ngu xuẩn nhất. Chúng ta không tự do, thông thường là bởi chúng ta bị cảm xúc không tốt từ trong tâm chi phối.

Hãy nhớ: Một người có thể kiếm soát tốt cảm xúc tồi tệ trong lòng luôn mạnh hơn một người có thể di dời cả một tòa thành.

Nước càng sâu càng chảy lặng, nói chậm (nghĩ kỹ trước khi nói) là thước đo độ cao quý của con người. Chúng ta mất 2 năm để học nói song phải mất cả chục năm để học cách giữ im lặng (không nói).

Hãy nhớ: Nói – là một loại khả năng, không nói – là một loại trí tuệ!

Dưới đây là một số gợi ý về phép ứng xử nên thực hành trong các tình huống của cuộc sống, mời quý độc giả cùng đọc và suy ngẫm!

Càng là việc gấp, càng cần phải nói chậm

Khi đối diện với việc gấp, nếu có thể bình tĩnh suy nghĩ một chút, sau đó thong thả trình bày thật rõ về sự việc đó, bạn sẽ để lại ấn tượng tốt về một người chắc chắn, bình tĩnh cho người nghe. Bằng cách này, bạn sẽ khiến đối phương thêm tín nhiệm mình.

Với những chuyện nhỏ, hãy trình bày theo cách hài hước

Đặc biệt là với những lời nhắc nhở đầy thiện ý, dùng một câu nói đùa nói ra quan điểm của mình sẽ không khiến người nghe cảm thấy cứng nhắc, khó chịu, và như thế, họ không chỉ tiếp nhận lời nhắc mà còn gia tăng cảm giác thân mật giữa bạn và đối phương.

Với những việc không nắm rõ, cần thận trọng khi nói ra

Những việc bản thân không nắm rõ, tốt nhất không nên nói ra. Tuy nhiên nếu buộc phải nói, bạn cần phải hết sức thận trọng, biết đến đâu nói đến đó để không bị đánh giá là một người không đáng tin cậy.

Những việc chưa xảy ra, đừng nói bừa

Con người nói chung hầu hết đều ghét những kẻ hay bày đặt, gièm pha gây chuyện thị phi. Việc bạn không tùy tiện suy đoán hoặc nói bừa về những chuyện không có thật sẽ đem đến cho những người xung quanh một cảm giác, rằng bạn là một người chín chắn, có tu dưỡng, là một người nghiêm túc, có trách nhiệm.

Những việc không làm được, đừng hứa suông

Đừng tùy tiện buông lời hứa với những việc bản thân mình không làm được, nếu không, bạn sẽ bị đánh giá là người không đáng tin cậy và chẳng ai muốn đặt niềm tin lên bạn trong những lần sau.

Không nói những lời làm tổn thương người khác

Dù bạn là ai, cũng nên nhớ đừng dùng lời nói để làm tổn thương người khác, nhất là với những người có quan hệ thân thiết gần gũi với bản thân.

Làm được việc này, bạn sẽ đem đến cho những người xung quanh cảm giác bạn là người lương thiện, dễ thắt chặt tình cảm trong các mối quan hệ dù là khăng khít hay xã giao.

Việc của người khác, hãy cẩn thận lời nói

Giữa người với người cần có một khoảng cách an toàn, đừng tùy tiện bình luận hoặc tuyên truyền chuyện của người khác, như vậy, bạn sẽ đem lại cho người khác cảm giác an toàn.

Việc của mình, hãy nghe xem người khác nói gì

Với những việc của mình, nên lắng nghe thêm xem người khác nói gì thay vì tự mình nói ra quá nhiều. Đó là cách bạn để lại ấn tượng về một người khiêm tốn, khôn ngoan trong mắt đối phương.

Với những việc của người lớn, nghe nhiều nói ít

Những người lớn tuổi thường không thích người trẻ tuổi bình luận quá nhiều về việc của mình. Nếu người trẻ tuổi nói quá nhiều, người lớn tuổi sẽ cảm thấy bạn không tôn trọng họ, không khiêm tốn, hiếu học.

Việc giữa hai vợ chồng, hãy bàn bạc

Giữa vợ và chồng, điều sợ nhất là khi xảy ra chuyện đôi bên quay ra chỉ trích lẫn nhau. Cùng nhau thương lượng bàn bạc sẽ mang lại hiệu quả hơn, đồng thời giúp cho tình cảm vợ chồng thêm gắn bó.

Việc của con trẻ, hãy chỉ bảo, hướng dẫn

Đặc biệt là khi con cái đang ở độ tuổi vị thành niên, ương bướng và khó bảo. Bố mẹ hãy dùng thái độ nhẹ nhàng nhưng cũng kiên định để chỉ bảo con, như thế sẽ khiến trẻ có cảm giác tốt, đồng ý hợp tác với bố mẹ để sửa sai.

Theo Thời báo Tài chính