Trang MSN giới thiệu các công ty khởi nghiệp kiếm bộn tiền của các “doanh nhân” vẫn còn đang đi học…
Ảnh minh họa
Nick D’Aloisio
Sinh viên triết học người Anh Nick D’Aloisio đã thành lập công ty đầu tiên của mình vào năm 2011 khi mới ở tuổi 16.
D’Aloisio khởi đầu với ứng dụng Trimit, sử dụng một thuật toán để nén văn bản thành các dữ liệu có kích thước nhỏ để dễ đọc. Sau đó, D’Aloisio đã nhận được 300.000 USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm và trở nên nổi tiếng khi tung ra ứng dụng Summly.
D’Aloisio khởi đầu với ứng dụng Trimit, sử dụng một thuật toán để nén văn bản thành các dữ liệu có kích thước nhỏ để dễ đọc. Sau đó, D’Aloisio đã nhận được 300.000 USD từ các nhà đầu tư mạo hiểm và trở nên nổi tiếng khi tung ra ứng dụng Summly.
Ứng dụng Summly giúp người sử dụng di động đọc tài liệu trên màn hình điện thoại bằng cách tóm tắt những bài báo dài thu gọn trong 500 từ hay thậm chí 140 ký tự.
Năm 2013, ứng dụng này được bán cho Yahoo với giá 30 triệu USD. Khi đó D’Aloisio chỉ mới 18 tuổi và đã trở thành là một triệu phú.
D’Aloisio hiện 21 tuổi, từng làm việc tại Yahoo với vai trò quản lý sản phẩm và tung ra nhiều sản phẩm mới.
Sau đó, D’Aloisio rời công ty để theo đuổi ngành khoa học máy tính và triết học tại Đại học Oxford.
Emily Matson và Julianne Goldmark
Emily Matson và Julianne Goldmark đều yêu thích mê bộ phim truyền hình nổi tiếng Gossip Girl, họ thích các kiểu tóc của nhân vật, nhưng nhận thấy không có nơi nào để mua phụ kiện tương tự với mức giá phải chăng. Đó là lý do họ thành lập công ty Emi Jay – một công ty phụ kiện tóc và đồ trang trí.
Công việc kinh doanh bắt đầu khởi sắc khi diễn viên Jennifer Aniston đeo phụ kiện của họ lên thảm đỏ. Trong vòng vài năm, Emi Jay đã thu về lợi nhuận hơn 10 triệu USD mỗi năm.
Tất cả các phụ kiện buộc tóc và đồ trang trí của Emi Jay đều được làm thủ công tại Los Angeles với chất liệu tốt. Emi Jay cũng có lượng lớn khách hàng trực tuyến.
Hiện đều đang học đại học, Matson và Goldmark vẫn tiếp tục điều hành kinh doanh. Cả hai quyết định dành 20% lợi nhuận công ty cho hoạt động từ thiện.
Sean Belnick
Năm 2001, Sean Belnick, khi đó 14 tuổi, tiết kiệm được 600 USD nhờ làm thêm, đã lập trang web BixChair.com chuyên kinh doanh bán ghế văn phòng. Năm 16 tuổi, Belnick đã trở thành triệu phú.
Sau 6 năm thành lập, BixChair.com mang về doanh thu đáng kinh ngạc 24 triệu USD, có nhiều khách hàng lớn như Microsoft, Google và Abercrombie & Fitch.
Hiện Belnick vẫn điều hành BizChair.com tại trụ sở rộng 70 hecta ở Georgia và bán được hơn 25.000 chiếc ghế mỗi năm.
Brian Wong
Năm 19 tuổi, Brian Wong, người Canada, tung ra Kiip, một nền tảng cho phép các thương hiệu tiếp cận với người dùng qua quảng cáo khi họ chơi game trên di động. Kiip ngay nhanh chóng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư mạo như Courtney Guertin và Amadeus Demarzi. Đến nay, ứng dụng này đã nhận được hơn 32 triệu USD vốn đầu tư.
Wong, năm nay 26 tuổi, vẫn là giám đốc điều hành của Kiip và đã viết sách về thành công của mình để truyền cảm hứng cho người khác.
Jon Koon
Jon Koon là triệu phú năm 16 tuổi và trở thành tỷ phú USD ở tuổi 30. Koon bắt đầu kinh doanh khi còn học trung học bằng cách nhập phụ kiện “độ” xe từ Châu Á.
Năm 16 tuổi, công ty Extreme Performance Motorsports của Koon ăn nên làm ra với việc bán các bộ phụ kiện độ xe, bánh xe, vành bánh xe và dụng cụ âm thanh nổi của các nhà sản xuất châu Á.
Koon trở nên nổi tiếng khi Extreme Performance Motorsports là một trong những nhà cung cấp chính cho series truyền hình Pimp My Ride của MTV.
Khi đã là tỷ phú, Koon quyết định tạm nghỉ để theo học trường Đại học Georgetown.
Sau khi lấy bằng quản lý và kinh doanh quốc tế, anh quyết định chuyển sang ngành thời trang và mua lại thương hiệu 8732 của Jay Z.
Hiện nay, anh đang điều hành Tykoon Brand Holdings, công ty quản lý nhiều thương hiệu thời trang có trị giá 80 triệu USD.
Robert Nay
Năm 2010, khi 14 tuổi, Robert Nay phát triển Bubble Ball, một trò chơi ô chữ phổ biến trên di động. Chỉ sau hai tuần ra mắt, ứng dụng này có hơn 2 triệu lượt tải xuống ở Apple iTunes Store và mang về cho Nay hơn 2 triệu USD. Đến nay, trờ chơi này có hơn 16 lượt tải xuống.
Hiện nay, dù Bubble Ball vẫn rất phổ biến, Nay không ngừng phát triển thêm nhiều câu đố cho trò chơi này thông qua công ty Nay Games.
Nay cho biết đã học viết code tại thư viện gần nhà trước khi dành ra một tháng để viết ra 4.000 dòng code của Bubble Ball.
THeo VnEconomy