43% DN dùng truyền thông xã hội – Con số biết nói

Trong báo cáo Kinh Doanh Toàn Cầu mới đây của Grant Thornton (IBR) thì các doanh nghiệp trong những nền kinh tế mới nổi đang chiếm ưu thế trong việc tận dụng các công cụ truyền thông xã hội trước các đối tác phương tây.
Trên toàn cầu hiện nay 53% sử dụng truyền thông xã hội để quảng cáo, 51% dùng để tương tác với khách hàng, 43% dùng cho mục đích tuyển dụng.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có đến 43% doanh nghiệp trên toàn cầu sử dụng truyền thông xã hội. Tuy nhiên, tỉ lệ này đang tăng lên là 53% ở các nước Châu Mỹ La Tinh và các nền kinh tế BRIC. Đối với các nền kinh tế phát triển thì tỉ lệ lại thấp hơn rất nhiều, G7 là 40% và Châu Âu chỉ có 35%. Trong khi hơn ¾ (78%) các doanh nghiệp Châu Mỹ La Tinh có ý định tăng cường sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội thì chỉ có 2/3 (66%) các doanh nghiệp Châu Âu chỉ có 55% đối với khối G7 tán thành việc sử dụng truyền thông xã hội. Tỷ lệ này ở khối ASEAN là 75% cao hơn mức trung bình toàn cầu là 61%. 
Kết quả trên như là một hồi chuông cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang từ chối nắm lấy những cơ hội tận dụng truyền thông xã hội, trong một thị trường thương mại điện tử dự kiến sẽ có giá trị lên đến 1,4 ngàn tỷ USD vào năm 2015.
Tỷ lệ sử dụng internet tại các nước mới nổi vẫn còn xếp sau Mỹ và Châu Âu nhưng tiềm năng còn rất lớn, còn đó một thị trường khổng lồ để khai thác. Điển hình tại Trung Quốc có 485 triệu người sử dụng internet, con số này chỉ chiếm 36% dân số của quốc gia này. Tại Ấn Độ mới chỉ có 10% dân số sử dụng, truy cập internet. Thật sự là một thách thức rất lớn cho các lãnh đạo doanh nghiệp Châu Âu đó là “ Nắm bắt hay thụt lùi”.
Kết quả cũng cho thấy rằng, trên toàn cầu hiện nay 53% sử dụng truyền thông xã hội để quảng cáo, 51% dùng để tương tác với khách hàng, 43% dùng cho mục đích tuyển dụng. Ở Châu Âu 64% sử dụng cho mục đích quảng cáo, tại Bắc Mỹ có đến 63% sử dụng như một công cụ tuyển dụng đắc lực. Trong khi đó, tương tác với khách hàng được sử dụng nhiều nhất tại Châu Mỹ Latinh (72%) và Châu Á (65%).
Tại Việt Nam 28% doanh nghiệp được khảo sát sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội, trong đó 20% cho quảng cáo, 10% cho tuyển dụng, 8% cho giao tiếp với các nhà cung cấp, 16% cho tương tác với khách hàng và chỉ 4% cho giao tiếp với nhân viên, khá thấp so với một tỷ lệ lớn dân số sử dụng Internet của cả nước.
Nguyễn Thị Vĩnh Hà – Phó tổng giám đốc Grant Thornton Việt Nam cho biết: “Việt Nam, với tỷ lệ 31%, truyền thông xã hội chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu Công nghệ Thông tin, Tìm kiếm, Giao tiếp Tức thời, sử dụng truyền thông xã hội cao hơn so với con số trung bình toàn cầu, nhưng thế hệ trẻ chiếm một phần lớn vì vậy truyền thông xã hội chủ yếu được sử dụng cho việc chia sẻ thông tin cá nhân, do đó, phương tiện này chưa thật sự xâm nhập được vào cộng đồng doanh nghiệp”
Bảng khảo sát cũng chỉ ra rằng bất chấp sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiện truyền thông mới, báo chí vẫn là nguồn thông tin ưa thích của các chủ doanh nghiệp. Trên toàn cầu, 4/5 doanh nghiệp (79%) đọc báo ít nhất 3 lần/tuần. Hơn nữa báo giấy và báo mạng hiện vẫn chiếm được nhiều sự đồng tình với tỷ lệ 51%.

Theo DNSG