7 bài học kinh doanh ai cũng nên biết trước 30 tuổi, dù làm chủ hay đi làm thuê

Đến một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời, bạn sẽ tích lũy được vốn kiến thức và hàng trăm bài học đáng giá. Tuy nhiên, có những bài học bạn nên biết càng sớm càng tốt và lứa tuổi hợp lý nhất để bạn biết những bài học này là tuổi 30.


Ảnh minh họa

Bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp hay đơn giản là lựa chọn một công việc khi bạn còn quá trẻ là một điều đầy khó khăn. Bạn có thể tích lũy kiến thức về kinh doanh từ nhà trường, sách vở hoặc lời khuyên từ những người đi trước. Nhưng có một điều quan trọng bạn luôn phải ghi nhớ là môi trường kinh doanh thực tế sẽ khác xa so với sách vở.

Đến một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời, bạn sẽ tích lũy được vốn kiến thức và hàng trăm bài học đáng giá. Tuy nhiên, có những bài học bạn nên biết càng sớm càng tốt và lứa tuổi hợp lý nhất để bạn biết những bài học này là tuổi 30.

1. Gặp đúng người là điều quan trọng nhất

Bạn không thể xây dựng một doanh nghiệp thành công nếu chỉ dựa vào chính bản thân mình. Thậm chí nếu bạn là một doanh nhân độc lập, bạn cũng vẫn cần có những cố vấn, đối tác, khách hàng và cả những đồng sự cùng sát cánh để giúp bạn đạt được mục tiêu dài hạn. Vì vậy, việc bạn nhận ra giá trị của những người này càng sớm sẽ càng giúp bạn tận dụng được các cơ hội tốt hơn.

Dù cho bạn là ai, bạn cũng sẽ cần mở rộng mạng lưới quan hệ trong kinh doanh. Gặp đúng người sẽ giúp bạn vừa học hỏi tích lũy kiến thức, vừa kêu gọi sự hỗ trợ khi cần thiết. Khi học được điều này sớm, bạn sẽ tránh lãng phí thời gian vào việc kết thân sai người và có nhiều thời gian chăm lo cho doanh nghiệp của mình hơn.

2. Ai cũng có thể gặp thất bại và nó không có gì đáng sợ cả

Dù bạn biết rất nhiều và đã chuẩn bị mọi thứ chu đáo, bạn vẫn có thể thất bại. Doanh nghiệp của bạn cuối cùng sẽ đi đến thành công, nhưng có những có những chiến lược hoặc bước đi nào đó của bạn bị đổ vỡ và thất bại.

Việc sẵn sàng đối mặt với thất bại và coi đó như một lẽ tất yếu trong kinh doanh sẽ giúp bạn không bao giờ bị mất niềm tin và dễ dàng đứng dậy hơn. Bạn hãy xem mỗi thất bại như một bài học hoặc cơ hội để cải thiện bản thân, thay vì coi nó là điểm kết thúc và chấp nhận từ bỏ hoàn toàn.

3. Thời gian là nguồn lực quý giá nhất

“Thời gian là tiền bạc” – Đây hoàn toàn không phải là một câu nói đùa. Câu ngạn ngữ này cho thấy giá trị lớn lao của thời gian và nó là nguồn lực hữu ích nhất mà ai cũng có. Chẳng hạn, khi bạn bắt đầu doanh nghiệp càng sớm, bạn sẽ càng có nhiều thời gian để xây dựng và phát triển nó, tạo ra lợi nhuận lớn.

Điều quan trọng bạn cần phải ghi nhớ là ai cũng có 24 giờ mỗi ngày, nhưng sử dụng chúng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất lại nằm ở chính bản thân mỗi người. Biết được bài học này càng sớm, bạn sẽ càng tiết kiệm được thời gian của mình.

4. Giao tiếp là chìa khóa để giải quyết mọi vấn đề

Bạn đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của giao tiếp trong kinh doanh. Giao tiếp một cách chủ động sẽ ngăn chặn sự nảy sinh của bất cứ vấn đề nào thông qua việc giải thích mọi thứ thật rõ ràng, đặt kỳ vọng chắc chắc và loại bỏ những hiểu lầm.

Giao tiếp có thể giúp bạn giải quyết mọi vấn đề, dù đôi khi đó chỉ đơn giản là lời xin lỗi hoặc cuộc gọi điện đàm phán với khách hàng.

5. Sự hoàn hảo là kẻ thù của phát triển

Môi trường kinh doanh luôn biến đổi không ngừng và việc chờ đợi cho mọi thứ hoàn hảo sẽ là kẻ thù giết chết doanh nghiệp của bạn. Hãy nhanh nhẹn, linh hoạt và cố gắng thích nghi với những thay đổi của môi trường, thay vì cố gắng tìm kiếm sự hoàn hảo.

Bạn không bao giờ có thể làm cho mọi thứ hoàn hảo ngay từ bước đầu tiên. Tất cả đều cần có thời gian, sự chuẩn bị và trải nghiệm.

6. Mọi ý tưởng đều phải xuất phát từ thực tế

Dù ý tưởng của bạn có vẻ hấp dẫn hay thú vị bao nhiêu, nó cũng chỉ có giá trị khi xuất phát từ thực tế. Chẳng hạn, bạn muốn xây dựng một ý tưởng kinh doanh, việc đầu tiên bạn cần làm là có những kiến thức cơ bản về kinh doanh.

Sau đó, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường xem nhu cầu của khách hàng mà bạn hướng tới là gì, có bao nhiêu đối thủ đang hoạt động trên thị trường đó và nguồn lực của bạn đang ở đâu, bạn có gì khác biệt?…

7. Có rất nhiều thứ bạn cần phải học hỏi

Dù bạn có giỏi giang đến đâu đi chăng nữa, bạn vẫn cần phải học hỏi. Bạn tốt nghiệp loại xuất sắc, bạn đã đọc hàng trăm cuốn sách về kinh doanh mỗi năm, bạn đang vận hành một doanh nghiệp khá thành công… Tất cả đều có thể trở nên vô nghĩa nếu bạn ngừng học hỏi và tích lũy kiến thức cho bản thân.

Để trở thành một doanh nhân thành đạt hay một nhà lãnh đạo tài ba, bạn cần phải có những kiến thức và kỹ năng mới phù hợp với môi trường kinh doanh đang biến động. Trên đời không có ai là hoàn hảo tuyệt đối, vì vậy đừng lo lắng khi bạn phạm sai lầm.

Theo Trí Thức Trẻ