Trước kết quả như vậy, nhiều ngân hàng đang bắt đầu xây dựng những dịch vụ nhằm bảo vệ các khách hàng lớn tuổi.
Những người già thường mắc các bệnh lão hóa về thân kinh như Alzheimer, nhưng nghiên cứu cho thấy ngay cả những hiện tượng lão hóa bình thường nhất cũng khiến khả năng quyết định tài chính của 1 người bị suy giảm nhanh chóng. Nguyên nhân rất đơn giản, lĩnh vực tài chính đòi hỏi cả kiến thức lẫn khả năng phán xét, điều mà một người lớn tuổi thường không duy trì được khi ngày càng già.
Bởi vậy, một người già thường gặp khó khăn với các dịch vụ hay công việc liên quan đến ngân hàng, thậm chí hay đưa ra các quyết định tài chính không khôn ngoan nhiều hơn. Ngoài ra, người lớn tuổi cũng phải đối mặt với nguy cơ bị lừa dối hay lợi dụng, thường là từ phía người thân quen về tài chính.
Một kháo sát năm 2010 cho thấy chỉ có 13% dân số Mỹ là người trên 65 tuổi nhưng có đến 1/3 số người giàu lại nằm trong độ tuổi này. Rõ ràng, khách hàng lớn tuổi là đối tượng vô cùng tiềm năng cho ngân hàng và việc phát triển các dịch vụ giúp đỡ người cao tuổi là điều cần thiết.
Khảo sát khác vào năm 2016 cho thấy hơn 10 triệu người già đã bị các tay lừa đảo tiếp cận nhằm bòn rút quỹ lương hưu của họ.
Tuy vậy, những nhà quản lý đang gặp khó khăn bởi hiếm khi người già báo cáo về các vụ việc lừa đảo. Theo hãng True Link Financial ước tính hàng năm người cao tuổi Mỹ mất khoảng 3-37 tỷ USD do các vụ lừa đảo hay gian lận tài chính.
Thậm chí mới đây, cơ quan kiểm soát tài chính của Anh (FCA) đã phải ra thông cáo cảnh báo tình trạng lừa đảo đầu tư từ những người cao tuổi.
Những nhà khoa học cho biết trí não của người già trở thành vùng đất màu mỡ cho những kẻ lừa đảo, từ các thương vụ đầu tư giả cho đến những cuộc hẹn hò “đào mỏ”.
Số liệu của Cục tiêu chuẩn giao dịch quốc gia (NTS) của Anh cho thấy mức tuổi bình quân của nạn nhân các vụ lừa đảo tại Anh là 75 và chính sự suy giảm nhận thức của người già trở thành điểm thu hút bọn tội phạm, nhất là những người sống một mình.
Hệ thống ngân hàng ban đầu cũng phản ứng khá chậm với tình hình này khi cho rằng đây là vấn đề riêng của khách hàng. Tuy nhiên, dần dần các quản lý cũng nhận ra nhu cầu phải tăng cường dịch vụ bảo vệ cho người lớn tuổi.
Ngân hàng Barclays của Anh đã thực hiện dịch vụ nhận dạng giọng nói nhằm giúp đỡ những người cao tuổi hay quên mật khẩu. Đồng thời ngân hàng này cũng bắt đầu huấn luyện nhân viên nhận diện những dấu hiệu của nạn lừa đảo người cao tuổi khi làm việc với khách hàng.
Trong khi đó, ngân hàng First Financial Bank tại Mỹ lại sử dụng hệ thống thuật toán xác định gian lận, qua đó theo dõi những giao dịch bất thường của 1 tài khoản khách hàng cao tuổi và thông báo cho nhân viên.
Dẫu vậy, ngân hàng cũng gặp phải khó khăn giữa đạo đức và pháp lý khi phát hiện ra có dấu hiệu lừa đào đối với các khách hàng lớn tuổi. Thông thường biện pháp cuối cùng mà ngân hàng đưa ra là báo cho công tố viên hoặc một thành viên gia đình được chỉ định trước. Tuy nhiên, động thái này có thể khiến những người thân của người cao tuổi kiểm soát tài chính hoặc làm mất tính tự chủ của người già.
Bởi vậy, nhiều ngân hàng đã đưa ra những biện pháp như chỉ cho phép người giám hộ đọc sao kê thanh toán chứ không có quyền kiềm soát tài khoản, hoặc ngân hàng có thể trì hoãn thanh toán cho đến khi có xác minh của người thân.
Theo chuyên gia Jason Karlawish của trường đại học Pennsylvania, việc ngân hàng chú ý nhiều hơn đến người cao tuổi có thể đem lại tác dụng tích cực nếu họ biết cách khiến khách hàng thích chúng. Nói chung, không có người nào muốn mất tiền vì sự đãng trí hay do lớn tuổi cả.
Theo Thời đại