Tách biệt công việc và cuộc sống không tốt bằng kết hợp cả 2

Ảnh minh họa
Tách biệt công việc, cuộc sống và làm hết mình, như cách người Đức làm cả thế giới ngưỡng mộ, được coi là phương pháp tốt nhất tạo ra cân bằng công việc – cuộc sống. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đầy từ tờ Human Relations chỉ ra rằng điều này là sai.

Nhiều người nói rằng, để có một sự cân bằng tốt giữa công việc và cuộc sống (thuật ngữ tiếng Anh: work–life balance), bạn nên tách bạch rõ ràng thời gian dành cho công việc và thời gian dành cho cuộc sống riêng của mình.

Đơn cử như việc bạn không nên mang việc ở công ty về nhà làm, hay chỉ giải quyết những vấn đề cá nhân trong thời gian riêng của mình mà thôi, đừng để ảnh hưởng đến công việc.

“Điều này là sai” – một nghiên cứu gần đây của tờ Human Relations đã chỉ ra. Theo nghiên cứu này, thực ra việc tách bạch “cuộc sống công việc” và “cuộc sống ở nhà” không những không giúp tạo ra sự thoải mái mà còn làm bạn càng stress hơn. Thay vào đó, kết hợp nhuần nhuyễn cuộc sống và công việc mới chính là chiến thuật hoàn hảo để đạt được sự cẩn bằng.

Được biết, Human Relations là một ấn bản đặt tại Mỹ đã có lịch sử tồn tại gần 70 năm và rất uy tìn trong những nghiên cứu về quan hệ xã hội, đặt trong bối cảnh môi trường làm việc ở các công ty. Nghiên cứu mới nhất về cân bằng công việc – cuộc sống này được Human Relations thực hiện trên hơn 600 nhân viên từ các công ty.

“Về mặt tổng quát, không phải việc cố tách biệt, mà chính cho phép kết hợp công việc cuộc sống mới là chiến lược dài hạn các công ty nên làm để có thể vừa giảm bớt mệt mỏi trong quản lý nhưng vẫn giúp cho nhân viên của mình – những người đóng nhiều vai song song ở công sở và ở nhà – duy trì sức làm việc tốt”- nghiên cứu đã chỉ ra.

Việc đóng vai trò song song ở những vị trí của công việc và cuộc sống ngoài đời là điều bất cứ ai cũng phải làm. Những vai trò này dẫn đến một hiện tượng diễn ra mỗi ngày với mỗi người mà trong tâm lý học, các nhà khoa học gọi nó là các “bước chuyển” (tiếng Anh: cognitive role transition).

Theo định nghĩa, “bước chuyển” giống như việc bạn đang rất tập trung vào một việc ở công sở rồi đột nhiên một việc riêng tư lóe lên trong đầu và thu hút sự quan tâm của bạn. Hãy lấy ví dụ, bạn đang ngồi làm việc trên bàn. Đột nhiên, một ý nghĩ về công việc bạn cần thực hiện lóe lên trong đầu: “Mình cần nói chuyện với cô giáo ở trường về việc học tập của con trai mình”.

Đây là một ví dụ điển hình của “bước chuyển”. Theo các nhà nghiên cứu, khi bạn càng cố tách bạch công việc và cuộc sống, “bước chuyển” này càng tiêu cực và sẽ càng làm bạn stress hơn, giảm năng lượng cho làm việc.

Ở ví dụ trên, theo nghiên cứu của Human Relations, những người cố tách bạch công việc – cuộc sống sẽ đẩy suy nghĩ về việc nói chuyện cô giáo đi và tiếp tục tập trung vào công việc đang làm. Như tác dụng phụ, họ ắt sẽ cảm thấy stress gia tăng và bớt khả năng tập trung vào công việc đó.

Nghiên cứu cũng đưa ra lời khuyên cho các công ty rằng họ nên mở lòng mình, và cho phép nhân viên kết hợp “cuộc sống công việc” và “cuộc sống ở nhà” nhiều hơn, qua đó làm tăng hiệu quả của các nhân viên và của toàn công ty.

“Trong dài hạn, sẽ là tốt hơn nếu cho phép nhân viên ấn nút trả lời và “đi loanh quanh một cách thoải mái” để nghe cuộc điện thoại mà gia đình họ gọi tới, hơn là thiết lập những quy định nghiêm ngặt để bắt nhân viên tập trung toàn tâm toàn ý vào công việc và chỉ công việc mà thôi”.

Một bằng chứng nữa cho sự đúng đắn của nghiên cứu này, đó là trong khi dân công sở ở nhiều quốc gia vẫn đang mải miết đi tìm thứ được gọi tên là “cân bằng công việc – cuộc sống” thì những nước hàng đầu thế giới về điều này có vẻ như đã tìm được cách: đó là kết hợp chúng với nhau.

Điều đặc biệt ở quốc gia này là dân công sở ở đây không làm việc trong quá nhiều giờ đồng hồ, và chính phủ Đan Mạch thì hỗ trợ hết mình những cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ – đối tượng thường gặp vấn đề nhất với work-life balance – để giúp họ đat được sự cân bằng. Điển hình các chính sách như là viêc những cặp vợ chồng này có thể xin nghĩ trong nhiều ngày chỉ để giải quyết công việc gia đình.

Trong bảng xếp hạng này, còn có nước Đức, với phong thái làm việc phân biệt rõ công việc – cuộc sống rất đặc trưng được cả thế ngưỡng mộ. Tuy nhiên, sự cân bằng công việc – cuộc sống của dân công sở Đức chỉ đứng hàng 7 trên 10 nước.

Theo Trí Thức Trẻ