7 dấu hiệu bạn có thể bỏ việc để khởi nghiệp

Cuộc sống nếu chỉ có đi làm thuê và nhận lương hàng tháng thì thật nhàm chán. Chúng ta cần thử thách bản thân, đưa ra những ý tưởng mới và chấp nhận rủi ro. Vậy khi nào thì bạn biết được rằng mình nên nghỉ việc để bắt đầu trở thành một doanh nhân?


Ảnh minh họa

Con đường trở thành một doanh nhân không bao giờ dễ dàng mà luôn chứa đầy áp lực và rủi ro. Nhưng tại sao hàng triệu người vẫn phấn đấu mỗi ngày để có thể trở thành doanh nhân?

Cuộc sống nếu chỉ có đi làm thuê và nhận lương hàng tháng thì thật nhàm chán. Chúng ta cần thử thách bản thân, đưa ra những ý tưởng mới và chấp nhận rủi ro. Vậy khi nào thì bạn biết được rằng mình nên nghỉ việc để bắt đầu trở thành một doanh nhân?

Dưới đây là 7 dấu hiệu bạn có thể bỏ việc để khởi nghiệp!

1. Bạn đam mê lĩnh vực đó, nhưng không đam mê công việc đang làm

Khi bắt đầu làm việc trong lĩnh vực tài chính, tôi đã rất thích công việc của tôi. Giúp đỡ mọi người tìm được đúng quỹ đầu tư để đạt được giấc mơ của họ là niềm hạnh phúc đối với tôi. Nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy đam mê với công việc của mình. Tôi đã tự đưa ra ý tưởng kinh doanh mới và không quản ngại khó khăn, vất vả để thực hiện ý tưởng của mình mỗi ngày.

Thậm chí, ngay cả khi bạn làm những công việc cực kỳ thú vị, bạn cũng nên hi sinh nó cho niềm đam mê thực sự. Branden Spikes đã làm việc ở SpaceX 10 năm trước khi tách ra thành lập công ty riêng Spikes Security. “Trong suốt những năm tháng làm việc ở SpaceX, tôi đã có rất nhiều ý tưởng mới. Và một ngày tôi nhận ra rằng mình có một ý tưởng thực sự tuyệt với, tại sao mình không thử sức?” – Spikes chia sẻ.

2. Bạn phát ốm khi nghĩ đến công việc

Chắc chắn ai đi làm cũng mơ ước được thử thách trong công việc, được vươn lên dẫn đầu và trở thành “ngôi sao” trong mắt mọi người. Mơ ước đó hoàn toàn hợp lý.

Nhưng nếu một ngày bạn nhận ra rằng cứ mơ ước mãi thì sẽ chẳng bao giờ thực hiện được, bạn phải bắt tay vào làm thực tế. Khi đó là lúc bạn bắt đầu đối mặt với rủi ro. Nhà sáng lập McDonald’s Ray Kroc từng nói: “Nếu bạn không dám chấp nhận rủi ro, bạn sẽ không đến được thiên đường. Thành công không dành cho những người tìm kiếm sự an toàn”.

3. Bạn muốn giúp đỡ những người khác

Nếu có sự khác biệt duy nhất giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ thì đó chính là khác biệt ở tư duy của người lãnh đạo có dám chấp nhận rủi ro để xây dựng một đội ngũ nhân viên lớn và giúp đỡ nhiều người khác hay không. Tạo ra công ăn việc làm cho xã hội là một trong những nhiệm vụ lớn và cao cả nhất của mỗi doanh nhân. Không chỉ làm giàu cho bản thân, các doanh nhân còn là những người đi tiên phong trong đổi mới kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội.

Trao cho ai đó cơ hội làm những công việc mà họ mong muốn là một sứ mệnh cao cả. Ngược lại, nếu bạn không muốn giúp đỡ những người khác đạt được giấc mơ của bạn, bạn hãy tiếp tục đi làm thuê và sống trong chiếc hộp an toàn của bản thân.

4. Bạn được hỗ trợ

Dame Anita Roddick – nhà sáng lập thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng The Body Shop từng chia sẻ: “Tất cả các doanh nhân đều xuất phát từ những kẻ cô đơn, lang thang và đầy rắc rối. Thành công đơn giản chỉ là chúng ta tìm và kết giao được với những bộ óc thông minh và những tâm hồn đồng điệu để chế ngự cái điện và giúp chúng ta phát triển”.

Đây là một bước đệm tuyệt vời để bạn bắt đầu kinh doanh. Nhiều người không hiểu về kinh doanh vì họ phải làm điều đó một mình. Để đạt được mục tiêu, bạn cần phải có ai đó hỗ trợ khi đối mặt với rủi ro.

5. Bạn có một ý tưởng tuyệt vời

Không phải ý chí, mà ý tưởng tuyệt vời mới chính là thứ giúp bạn có thể trở thành doanh nhân. Muốn kinh doanh, bạn phải bán thứ gì đó mà thị trường chưa có ai bán. Nếu bạn không đam mê với việc đưa ra những ý tưởng mới, bạn đừng bắt đầu kinh doanh làm gì.

Steve Jobs đã dành nhiều năm để xây dựng các video game cho Atari, nhưng ông nhận ra rằng máy tính cá nhân mới là tương lai của nhân loại. Chính điều này đã đưa Jobs đến với thành công trong khi hầu hết các đối thủ khác đều thất bại. Ý tưởng đã cứu sống Jobs, kể cả khi ông đã bị Apple sa thải.

6. Bạn có kế hoạch chi tiết

Ý tưởng của bạn rất tuyệt nhưng nó sẽ không bao giờ thành hiện thực nếu như bạn không có một bản kế hoạch chi tiết. Nhiều người từng gọi Richard Branson là một kẻ “liều lĩnh điên cuồng” khi ông đóng hệ thống cửa hàng băng đĩa đang phát triển của mình để xây dựng một hãng hàng không. Tuy nhiên, đến nay thành công của Richard Branson khiến cả thế giới phải nể phục.

Ông đã có kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu của mình, dựa trên nghiên cứu thị trường, dự báo và hoạch định chi phí. Nếu không có một kế hoạch chi tiết như thế, có lẽ thế giới đã không biết được một tỷ phú Richard Branson thành công ngày hôm nay.

7. Bạn có kế hoạch dự phòng

Rất nhiều start-up thất bại mặc dù có ý tưởng tốt bởi họ thiếu một kế hoạch dự phòng. Dù kế hoạch ban đầu của bạn cẩn thận và chi tiết đến đâu, bạn cũng không thể nắm chắc 100% mọi thứ sẽ diễn ra theo đúng dự định. Vì thế, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn cũng cần lập một kế hoạch dự phòng để lường trước rủi ro.

Thực tế đã chứng minh, tất cả các doanh nhân thành công trên thế giới không ai thành công từ đầu. Đừng bao giờ đặt tất cả số trứng vào một giỏ. Steve Jobs từng bị chính Apple sa thải, Oprah Winfrey từng bị đuổi việc khỏi chương trình truyền hình… Ai cũng sẽ phải đối mặt với thất bại mới đến được thành công.

Theo Trí Thức Trẻ