13 kỹ năng khó học nhưng sử dụng hữu ích và miễn phí suốt đời

Những thứ tốt nhất trong cuộc sống có thể được miễn phí, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không phải dành thời gian, đổ mồ hôi hay kiên trì để đạt được. Điều đó đặc biệt đúng trong trường hợp bạn muốn học hỏi những kỹ năng sống quan trọng.


Ảnh minh họa

Để xác định được những kỹ năng nào đáng được “đầu tư” thời gian và công sức để học hỏi, bạn hãy cùng chúng tôi trả lời cho câu hỏi “Nên học những kỹ năng nào khó đạt được và hữu dụng nhất cho cuộc sống của mình?”.

Và đây là những kỹ năng được nhiều người cho là quan trọng nhất:

1- Quản lý được giấc ngủ:

Có rất nhiều liệu pháp cho tình trạng mất ngủ được quảng cáo, đến mức khó có thể biết được hết. Tuy nhiên, đối với bất cứ liệu pháp nào bạn chọn, việc lập ra một dạng “nghi lễ” trước khi ngủ sẽ giúp bạn đảm bảo có những đêm an lành.

Hàng loạt nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc kiên trì thực hiện thời gian biểu phù hợp cho giấc ngủ sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ và tỉnh dậy dễ dàng hơn, và nhìn chung, nó cũng sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ.

2- Sự đồng cảm:

Bạn có thể trở thành người có kỷ luật, thông minh và thậm chí có thể là người giàu nhất trên thế giới, nhưng nếu như bạn không quan tâm hay đồng cảm với những người khác, bạn sẽ không là gì cả mà chỉ như một người ở ngoài rìa xã hội.

3- Quản lý được thời gian:

Quản lý hiệu quả thời gian là một trong những kỹ năng có giá trị cao nhất. Có thể không có phương pháp nào là hoàn hảo cho tất cả mọi người nhưng bạn có thể tìm ra một cách hiệu quả với bạn và sử dụng nó để quản lý thời gian của mình. Theo nhiều người, việc khó khăn nhất là học cách lên kế hoạch như thế nào. Trong đó, việc lập một danh sách việc phải làm (to-do list) và lên thời khoa biểu được cho là dễ thực hiện và phù hợp với nhiều người nhất để có thể giữ được đúng lịch trình và thời hạn cho mọi việc.

4- Kêu gọi sự giúp đỡ:

Biết lúc nào mình cần sự giúp đỡ và đề nghị được hỗ trợ được cho là một kỹ năng khó học hỏi đến mức “kinh ngạc” với nhiều người. Bởi vì tâm lý chung là không ai muốn lộ ra điểm yếu hay để người khác thấy mình thiếu khả năng. Nhưng một nghiên cứu mới đây của trường Kinh doanh thuộc ĐH Harvard lại cho rằng biết khi nào mình cần và đề nghị được giúp đỡ là một việc giúp bạn tăng, chứ không giảm, sự thể hiện có năng lực giỏi.

Theo các nhà nghiên cứu, khi bạn hỏi ý kiến tư vấn của người khác, bạn đã xác nhận được kiến thức hoặc khả năng chuyên môn của họ- điều có thể giúp bạn có thêm cơ hội vượt qua họ.

5- Sự kiên định:

Dù khi bạn đang cố gắng theo một lịch trình ôn luyện mới, học cho kỳ thi chứng chỉ SAT hay làm việc cho một dự án quan trọng, thì sự kiên định chính là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo cho sự thành công. Nhiều người thường dừng lại việc nỗ lực làm việc khi họ đạt đến đỉnh cao. Nhưng thực ra muốn giữ được vị trí ở đỉnh cao đó, họ phải làm việc chăm chỉ hơn và phải trở nên kiên trì hơn trong công việc của mình.

6- Tự vấn một cách tích cực:

Cuối cùng, mọi người nghĩ thế nào về bạn chả quan trọng. Nhưng việc bạn nghĩ như thế nào về bản thân lại là điều có ý nghĩa. Việc xây dựng mức độ tự tin và khả năng tin tưởng vào bản thân bạn như vậy, ngay cả khi không ai làm thế, đòi hỏi phải có thời gian.

Trên một phương diện khác của tự vấn tích cực là tự vấn tiêu cực. Bà Betsy Myers, giám đốc sáng lập của Trung tâm Phụ nữ và Kinh doanh tại trường ĐH Bentley, cho rằng tự vấn một cách tiêu cực sẽ là thứ bào mòn dần dần sự tự tin của bạn.

7- Biết khi nào nên yên lặng và thực sự làm như thế:

Bạn không thế lúc nào cũng rên rỉ, than vãn về những gì chưa hài lòng trên thế giới này đã xảy ra với bạn. Đôi khi bạn chỉ cần … ngậm miệng lại. Khi chúng ta tức giận, buồn rầu, thất vọng, lo lắng, phật ý…, chúng ta có thể buột miệng nói ra bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu chúng ta lúc đó. Để rồi sau này, chúng ta thường sẽ cảm thấy ân hận vì đã nói như vậy.

Vì thế, giữ mồm giữ miệng khi ra đang lo lắng, bực tức là một trong những kỹ năng giá trị nhất cần học hỏi, và tất nhiên, là một trong những kỹ năng khó nhất.

8- Lắng nghe:

Đi cùng với kỹ năng biết im lặng đúng lúc là kỹ năng biết lắng nghe. Khi ở trong văn phòng làm việc, phần lớn trong chúng ta luôn bị chìm ngập trong những việc phải làm- chuông điện thoại reo, nhắn tin cần trả lời gấp…Não của chúng ta chỉ chịu đựng được quá nhiều thông tin trước khi chúng nổ tung. Một bí quyết để bạn có thể lắng nghe hiệu quả là nhắc lại những gì bạn đã nghe được đến người khác.

9- Tập trung vào công việc của bản thân:

Tưởng đơn giản nhưng phải mất nhiều năm để học và làm chủ được kỹ năng này. Cứ gí mũi vào việc của người khác sẽ chẳng có ích lợi gì và chỉ làm bạn lãng phí thời gian, sức lực.

10- Đừng mắc phải tật ngồi lê đôi mách:

Một trong những thứ quan trọng nhất trong cuộc đời chúng ta là những mối quan hệ. Và điều quan trọng nhất để xây dựng và gìn giữ các mối quan hệ tốt là sự tin tưởng. Một trong những cách dễ dàng nhất để đánh mất lòng tin là ngồi lê đôi mách, nói xấu sau lưng những người khác.

Học cách không tham gia vào các cuộc ngồi lê đôi mách là một việc khá khó khăn. Vì điều đó có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua trong những cuộc trò chuyện có thể quan trọng, giữ khoảng cách với những người có ảnh hưởng và có thể bị lúng túng, khó xử khi nói với mọi người “Này, xin lỗi vì đã ngắt lời mọi người nhưng tôi thực sự không cần biết về những chuyện này, chúng ta có thể nói chuyện về cái khác được không?”. Nhưng hãy cứ thử và bạn sẽ gặt hái được kết quả xứng đáng.

11- Làm chủ suy nghĩ của bạn:

Làm những gì bạn muốn làm và thực hiện cho xong những gì bạn muốn hoàn thành, bạn cần định hướng suy nghĩ của bạn một cách tỉnh táo. Luôn có một thách thức là chúng ta là sản phẩm của những kinh nghiệm của chính chúng ta trong quá khứ và mọi suy nghĩ của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi điều đó. Vì vậy, cần xác định rằng quá khứ không thể ngang bằng với tương lai.

12- Hãy sống trong từng khoảng khắc của hiện tại:

Theo Matt Killingsworth, một chuyên gia nghiên cứu về hạnh phúc, chúng ta có xu hướng không thực sự cảm thấy tốt khi sống trong những khoảnh khắc hiện tại

. Ông cho biết khoảng 47% thời gian, con người ta luôn nghĩ về điều gì đó khác ngoài những gì họ đang làm trong hiện tại. “Và điều đó làm giảm út niềm hạnh phúc của chúng ta”- ông khẳng định- “chúng ta sẽ hạnh phúc ít hơn khi chúng ta luôn day dứt, khi chả có lý do gì chính đáng, về những gì chúng ta đã làm. Ví dụ như, những người không thực sự thích việc đi đi về về theo lộ trình nhất định đến nơi làm việc.

Đó là một trong những việc khiến họ ít hứng thú nhất. Nhưng sau đó, họ sẽ thực sự cảm thấy hạnh phúc hơn khi họ chỉ tập trung vào việc di chuyển của mình hơn là khi để đầu óc nghĩ ngợi đến những việc khác. Điều đó thật là kỳ diệu”.

13- Hãy lên tiếng:

Nói trước đám đông có thể là việc rất khó khăn đối với nhiều người trong chúng ta. Ngay cả nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett cũng cho biết rằng đã có lần ông thấy việc nói trước đám đông đến mức ông chỉ muốn bỏ quách luôn.

“Trên thực tế, tôi làm chủ được cuộc sống của mình vì vậy tôi không bao giờ phải luống cuống không biết ăn nói ra sao trước mặt bất cứ ai”- Ông chia sẻ với người viết hồi ký của mình.

Cuối cùng, ông đã chiến thắng nỗi sợ này bằng nhiều lần luyện tập phát biểu trước các bạn học cùng lớp diễn thuyết mà ông theo học tại trường Dale Carnegie. “Đôi khi đó chỉ là vấn đề luyện tập- chỉ làm và luyện tập”- Warren Buffett cho biết – “Và nó hiệu quả. Đó là bằng cấp quan trọng nhất mà tôi có”.

Theo Business Insider