Khi trẻ chậm nói – Cha mẹ nên làm gì?

Khi trẻ chậm nói tức là khả năng ngôn ngữ của trẻ chậm và kém hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ nhỏ. Nhiều gia đình chủ quan nhưng cũng có nhiều gia đình lại lo lắng quá mức… Trẻ chậm nói có hai khả năng; Trẻ chậm nói đơn thuần và chậm nói do khiếm khuyết về sự phát triển não bộ – chứng tự kỷ. Vì vậy khi trẻ chậm nói cha mẹ nên làm gì?


Ảnh minh họa

Giải pháp nào cho trẻ chậm nói?

Não bộ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ngôn ngữ ở trẻ. Chăm sóc sự phát triển não bộ cho trẻ cũng là giải pháp giúp bé cải thiện sự chậm nói. Hiện nay với trẻ chậm nói hoặc chậm nói được chẩn đoán do tự kỷ, ngoài việc hỗ trợ phương pháp can thiệp về ngôn ngữ, hành vi, thường được kết hợp song song sử dụng các sản phẩm bổ não đặc hiệu để giúp tăng cường trí não, tăng cường khả năng hoạt động của hệ thần kinh, tăng khả năng tập trung và phản xạ cho trẻ.

Nếu chúng ta hiểu biết nhiều hơn về việc não vận hành chức năng như thế nào để tiếp nhận và sử dụng ngôn ngữ, chúng ta có thể mở rộng thêm kỹ năng ngôn ngữ của tất cả trẻ em bao gồm cả những trẻ có những vấn đề về phát triển ngôn ngữ.

Chia sẻ của phụ huynh có trẻ chậm nói

Chia sẻ của chị Võ Thị Kiều Trang (ngụ tại 124/79/5 Phan Huy Ích, P. Tân Bình, TP.HCM) có con chậm nói và chậm phát triển. Trong một thời gian dài tìm hướng điều trị cho con, chị đã giúp con cải thiện tốt ngôn ngữ và hòa nhập với bạn bè và môi trường sống.

Suốt những năm đầu nuôi con, chị không hề thấy con có biểu hiện gì khác thường cho đến khi bé 3 tuổi. Khả năng giao tiếp với mọi người của bé chỉ như một đứa trẻ lên 2. Ngôn ngữ mà bé sử dụng chỉ quanh quẩn vài từ đơn: ba, bà…Khi nói được nhiều hơn thì hay nói câu vô nghĩa và hay nói lại câu được hỏi…

Thấy những biểu hiện không bình thường của con, Chị đã tìm hiểu thông tin trên báo chí và các trang mạng, chị thấy con mình có những dấu hiệu giống trẻ tự kỷ… Chị rất lo lắng và hỏi han khắp nơi…

Cân nhắc mãi rồi Chị cũng quyết định đưa con vào khám ở khoa tâm lý Bệnh viện Nhi đồng I. Chị chia sẻ: “Khi Bác sỹ chỉ vào những mô hình, con vật, chiếc xe… thì con đều trả lời chính xác. Nhưng khi hỏi ăn cơm chưa, con mấy tuổi thì con cũng hỏi ngược lại các Bác sỹ như thế. Bác sĩ chẩn đoán là con ở thể chậm phát triển ngôn ngữ và khuyên gia đình nên dạy bé từng từ, từng câu một kết hợp dùng sản phẩm bổ não cốm Vương Não Khang để tăng cường trí não cho con” .

Chị chia sẻ thêm: “Trước đây tôi cũng được một mẹ giới thiệu là dùng sản phẩm Vương Não Khang này cho con nhưng quả thật tôi chưa tin tưởng lắm. Nay được Bác Sỹ chỉ định cho con dùng nên tôi cũng tìm hiểu thêm về sản phẩm qua các diễn đàn của các mẹ trên mạng và thấy rất nhiều mẹ chia sẻ sử dụng Vương Não Khang cho con hiệu quả. Càng tin tưởng hơn khi tôi đọc được nội dung tạp chí đăng tải về kết quả nghiên cứu của sản phẩm này tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Khi con uống Vương Não Khang được hai hộp đầu kết hợp luyện nói cho con tôi thấy con có biểu hiện tốt hẳn lên, không còn hỏi ngược nữa, dần dần nói được nhiều hơn, hai vợ chồng tôi mừng lắm!”.

Chị Trang tâm sự: “…Có đứa con chậm nói thôi mà cả nhà lúc nào cũng lo âu, buồn bã. Từ ngày cho bé uống Vương Não Khang kết hợp luyện tập đến giờ gia đình tôi luôn đầy ắp tiếng cười vì những câu nói ngộ nghĩnh, ngây thơ của con. Quả thật khi con nói được thì đáng yêu và hạnh phúc vô cùng…” Chị cũng đã giới thiệu cho rất nhiều người áp dụng phương pháp như của chị và các bé cũng khá lên rất nhiều.

Quan sát từng mốc phát triển của con trong những giai đoạn đầu đời để có phương pháp can thiệp kịp thời. Thời gian can thiệp càng sớm thì con sẽ có nhiều cơ hội cải thiện đảm bảo được sự phát triển như các trẻ cùng lứa tuổi. Đặc biệt lưu ý với các trẻ có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ trong đó có tự kỷ, can thiệp sớm trước 2-3 tuổi có thể thay đổi hẳn tương lai của trẻ.

Theo Đời sống pháp luật