Trong lĩnh vực thiên văn học, hiện tượng hệ nhị nguyên xảy ra khi hai ngôi sao có chung một quỹ đạo do sự tương tác của lực hấp dẫn. Lịch sử loài người cũng từng chứng kiến những tình huống tương tự, nhưng mối quan hệ hợp tác và đối đầu của những cặp đôi siêu sao như Albert Einstein và Niels Bohr trong lĩnh vực vật lý học thế kỷ 20.
Bắt đầu thời kỳ đầu của kỷ nguyên máy tính cá nhân thì chúng ta lại có cơ hội chứng kiến hai ngôi sao công nghệ đầy nhiệt huyết, cùng bỏ dở đại học, cùng sinh năm 1955 và quay quanh một trục.
Mặc dù có chung một tham vọng lớn với công nghệ và đều kinh doanh thành công, Steve Jobs (nhà sáng lập Apple) và Bill Gates (nhà sáng lập Microsoft) lại có năng lực và phong cách lãnh đạo khác nhau.
Phong cách lãnh đạo của Bill Gates và Steve Jobs
Trong cách lãnh đạo, Bill Gates luôn đặt mình vào vị trí như những nhân viên. Ngoài những ý tưởng cá nhân, ông luôn đánh giá cao những ý kiến của các nhân viên khác và từ đó hình thành nên sự thành công của Microsoft.
Bên cạnh đó, lòng tâm huyết và thái độ làm việc chăm chỉ của Bill Gates chính là động lực phát triển cho công ty. Ông cho rằng, khi vận hành một doanh nghiệp bạn sẽ gặp phải những trắc trở và nhiều sự thay đổi buộc phải thích nghi theo để có thể đạt được thành công.
Với cách làm việc như thế, Gates đã có thể tạo dựng một công ty không những có thể trụ vững trong biết bao giông bão mà còn có thể bay lên trở thành một ngôi sao sáng chói. Qua quá trình lãnh đạo của mình, Gates đã phát triển nên được một công ty mà ở đó luôn tận dụng được tối đa những kỹ năng nhóm, đưa công ty phát triển vượt bậc.
Còn với Steve Jobs, ông thuộc tuýp người đề cao những đam mê và ý tưởng của bản thân trong cách lãnh đạo của mình. Với cách làm có phần ‘độc tài’ này, Jobs rất khắt khe với những ý tưởng của các thành viên trong nhóm làm việc của mình.
Những nhà lãnh đạo như thế luôn là nhân vật chính chịu trách nhiệm cho việc quyết định và thường quyết định dựa trên những ý tưởng và trực giác của bản thân. Mặc dù đối với một vài người, cách lãnh đạo như vậy thật quá khắc nghiệt nhưng nó đã mở ra được cảnh cửa thành công cho Jobs tại Apple
Với những ý thức bẩm sinh về sáng tạo, Jobs đã tạo nên được một trong những công ty công nghệ lớn nhất toàn cầu. Mặc dù thái độ và cách lãnh đạo của ông là khá bảo thủ đối với một số người, nhưng những cống hiến về sự đổi mới và thiết kế của ông đã đem lại lợi ích không chỉ riêng Apple, mà còn đẩy loài người tiến lên, giúp ích cho tất cả người dùng trên thế giới.
Jobs hiểu được tầm quan trọng của việc nhận lấy rủi ro và còn có thể bị coi là một trong những nhà lãnh đạo chịu rủi ro lớn nhất lớn nhất thế giới. Dù trong sự nghiệp của ông có những lần mắc sai sót, nhưng Steve vẫn là người đàng để học hỏi về phong cách lãnh đạo “đặc biệt” cần thiết cho sự thành công.
Sự khác biệt của Gates và Jobs
Một trong những khác biệt lớn nhất của Gates đối với Jobs là ông không sáng tạo bằng Steve. Tuy vậy, Gates có khả năng lập trình tốt và suy nghĩ của ông thực tế, quy củ hơn Jobs.
Không chỉ khai thác niềm đam mê và ý tưởng của mình, Gates còn tận dụng những ý tưởng và lời khuyên từ nhóm của ông để phát triển sản phẩm, làm ra một trong số những công nghệ hiện đại nhất trên thị trường hiện nay. Gates chính là một thiên tài trong cách làm việc như thế.
Ông có thể hình dung được đích đến và tổ chức quy trình thực hiện bằng phương pháp của mình để biến chúng thành sự thật. Ý tưởng về một thế giới mà ở đó mỗi gia đình đều sở hữu một chiếc máy vi tính đã trở thành động lực lớn và giúp ông gặt hái được thành công ngay từ những giai đoạn đầu.
Không như Gates, Jobs hành động theo cảm tính, lãng mạn hơn nhưng lại có bản năng nhạy cảm với quyết định sáng tạo ra những công nghệ dễ sử dụng và thiết kế tinh tế cùng giao diện thân thiện với người dùng.
Vì có niềm đam mê với sự hoàn hảo, điều đó khiến ông luôn đòi hỏi một cách nghiêm khắc với nhân viên của mình, và ông quản lý dựa trên khả năng thuyết phục cũng như sự tùy tiện và thất thường của cảm xúc.
Với kỹ năng lãnh đạo như thế có vẻ sẽ gây khó khăn cho những người làm việc ở Apple, nhưng với khả năng nhận diện nhân tài, Jobs biết cách thúc đẩy năng suất làm việc của họ để mang lại thành công cho công ty.
Ngoài ra, Jobs có một tư duy thiết kế hết sức sáng tạo. Ông ấy luôn muốn phát triển những sản phẩm của mình theo cách mà ông thấy phù hợp nhất qua trực giác. Steve từng nói rằng “con người không biết họ muốn gì cho đến khi bạn cho họ thấy.” Câu nói đó định hình sự sáng tạo và thiết kế của những sản phẩm tương la mà ông biết khách hàng muốn sở hữu.
Jobs còn có khả năng nhận biết được những kỹ năng tuyệt vời ở con người, rất khác so với Bill Gates. Ông là một người có thể truyền cảm hứng vào người khác. Ông có khả năng khiến mọi người yêu thích và đam mê một thứ gì đó. Ông xây dựng một môi trường làm việc mà đã được tạo dựng từ những suy nghĩ tích cực và thiết kế sáng tạo.
Bài học rút ra
Khi so sánh hai phong cách lãnh đạo giữa Bill Gates và Steve Jobs, tạ thấy được hai cách làm việc khác nhau hoàn toàn. Trong khi Gates thể hiện phong cách lãnh đạo theo lý trí thì Jobs nghiêng về sự cảm tính và trực giác hơn.
Jobs quản lý dựa trên sự tùy tiện và thất thường của cảm xúc và có phần bảo thủ với dòng ý tưởng của mình, ông ấy vẫn là một thiên tài trong sáng tạo thiết kế. Qua những lần thử nghiệm và gặp trúc trặc, Steve Jobs đã học được rằng lỗi lầm sẽ bị mắc phải trong suốt quá trình làm việc.
Phương pháp đó đã tạo nên Apple, một doanh nghiệp thành công trong lĩnh vực công nghệ di động và máy tính cá nhân.
Từ sự khác biệt giữa Gates và Jobs, có thể thấy không có một mô hình cụ thể trong phong cách lãnh đạo để kinh doanh thành công. Bài học chung có thể rút ra là khả năng nhận biết việc cần phải làm và làm nó như thế nào là bước quan trọng nhất cho bất kỳ người lãnh đạo nào để có thể đạt năng suất cao hơn và đạt được thành công.
Tuy vậy, mỗi một phong cách lãnh đạo từ họ có thể sẽ không giống nhau nhưng chúng lại có một điểm chung cốt lõi, đó là niềm đam mê và sự cống hiến cho sản phẩm công nghệ thông tin cũng như tư duy nghĩ lớn thể hiện qua khao khát thay đổi thế giới, thúc đẩy loài người tiến về phía trước.
Theo Trí Thức Trẻ/Inc.