Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều trường hợp bố mẹ và con cái không có cùng nhu cầu: trẻ em vui chơi trong khi bố mẹ nghỉ ngơi… Những bất đồng trên thường xảy ra và cần có thời gian giáo dục, người lớn không nên phàn nàn nhiều quá và có thể làm nhẹ tình thế theo một số lời khuyên sau:
– Những đòi hỏi hạn chế và chính xác: Không đổ lên đầu trẻ quá nhiều việc bắt buộc. Hãy thay đổi cách nói khiến yêu cầu trở thành tự nguyện. Ví như thay vì câu ”Hãy dọn dẹp phòng đi”, bạn hãy nói: ”Trước khi đi tắm, mẹ (bố) muốn con thu nhặt đồ chơi của con cất vào tủ”.
– Những nguyên tắc bất di bất dịch: luôn được đề ra trong gia đình có thể tránh nhiều xung đột, làm đơn giản nhiệm vụ như: phân công rõ ràng ngày dọn bàn ăn cho hai anh em anh làm ngày lẻ, em ngày chẵn. Khi xảy ra xung đột phải có cách giải quyết, thông thường mấu chốt lại ở chính cha mẹ. Việc đưa ra cho trẻ giải pháp áp đặt sẽ không khiến chúng tự động nghe theo.
– Nói thực những điều mình cảm nhận: Mẹ (bố) rất bực mình khi thấy giày của con vứt bừa bãi ở cửa; Con ngủ muộn làm mẹ (bố) rất lo lắng, mẹ (bố) sợ mai con sẽ thiếu ngủ… Những câu nói như vậy sẽ giúp đứa trẻ tự đặt cho mình một giải pháp và chúng sẽ làm theo.
– Tìm giải pháp thích hợp: Cả gia đình nên bàn luận về những giải pháp chung. Đứa trẻ sẽ rất vui lòng thực hiện những giải pháp mà chúng tham gia chọn. Xung đột sẽ được phân giải khi cả gia đình cùng ngồi trước bàn. Trước tiên, người lớn phân tích vấn đề và mỗi người đều đưa ra giải pháp, không đưa lời buộc tội mà chỉ ghi nhận nó. Sau đó, cả nhà cùng suy nghĩ về những giải pháp khác nhau, phân tích đến khi tìm ra cách tốt nhất để khắc phục đồng thời ghi nhận thoả thuận chung giữa bố mẹ và con cái.
Theo Ăn gì ở đâu