Về tính hiệu quả của lao động, Richard Koch từng có câu nói nổi tiếng về quy luật 80/20: “20% việc chúng ta làm tạo ra 80% kết quả, nhưng 80% việc còn lại chỉ tạo được 20% kết quả cuối cùng”.
Giả dụ trong một dây chuyền sản xuất, bài toán cho trước các tham số là nguồn lực đầu tư và chất lượng nhân sự cần thiết, đáp án là một định mức nào đó. Nếu định mức được tính theo mức bình quân trình độ công nhân bậc 4, thì đương nhiên không thể hợp lý với một công nhân bậc 7. Vây là trong tính hợp lý với quy luật 80/20, có một phát biểu được áp dụng riêng cho dây chuyền sản xuất này: 20% công nhân sẽ đạt được 80% tổng giá trị sản lượng nhờ họ đã nỗ lực để lên tới 110% hiệu năng so với định mức sẵn có. Nói cách khác, họ đạt mức tương đương với hiệu quả của công nhân bậc 7. Phần công năng dư dôi của 20% nhân công này có tác dụng bù vào phàn những người chỉ đạt mức 80%.
Cần nói rõ thêm là nếu nhà quản lý chấp nhận những nhân viên đáp ứng từ 80% yêu cầu công việc trở lên thì những nhân viên không đạt yêu cầu tất nhiên bị đào thải. Việc của nhà quản lý là giữ cho 20% nhân lực quan trọng nhất (để cho ra 80% tổng giá trị lao đông) đạt được mức 110% công năng không chuyển chỗ làm, đối với 80% nhân lực còn lại đạt năng suất chấp nhận được . . . tùy cơ ứng biến. Ngoài ra, còn cần phải tăng thêm số nhân viên vào nhóm 20% ưu tú nhất để mức giá trị gia tăng mà không cần tạo áp lực quá nặng. Trong số nhân viên ở nhóm đem lại 20% giá trị, cũng cần tăng thêm tỷ lê nhân viên đạt trên mức tối thiểu và có biện pháp thích hợp với những ai làm việc dưới mức tối thiểu
Ví dụ, một cửa hiệu bán phở luôn có một bếp chính và rất nhiều nhân viên. Bếp chính là người quyết định tô phở có ngon hay không (vấn đề quan trọng nhất), nhưng anh ta không thể vừa nấu bếp, vừa đi chợ, vừa dọn bàn, vừa phục vụ, vừa thanh toán tiền,. . . Công sức của anh ta là 20% trong tổng nguồn nhân lực, nhưng đóng góp vai trò gần như quyết định (80%) vào hiệu quả công việc (là giá trị của tô phở đối vơi khách hàng). Chủ quán phở không thể sa thải hết những người giúp việc (vai trò nhóm hỗ trợ) đẻ đầu bếp tự làm tất cả công đoạn để tô phở ngon được đến tay khách hàng. Nhóm hỗ trợ không chỉ đem lai 20% (điều kiện đủ) cho hiệu quả công việc của cả tiệm phở, mà còn góp phần để đầu bếp đem lại 80% công việc. Nói cách khác, nếu đầu bếp phải làm tứ A đến Z như bưng bê, đi chợ, dọn dẹp . . . thì sẽ không tập trung cho công việc nấu phở và dĩ nhiên sẽ cho ra bát phở tồi. Trên thực tế, sản xuất luôn là một chu trình với các dây chuyền, công đoạn, mà chất lượng cuối cùng phụ thuộc ít hay nhiều vào tất cả các yếu tố, không riêng gì bộ phận được cho là quan trong nhất. Vì thế, nhà quản lý không thể sa thải 80% nhân công cho ra kết quả 20% công việc.
Với số vốn nhất định, chủ quán phở chỉ cần thuê một anh đầu bếp thật xuất sắc trả lương thật cao và thuê thêm các nhân viên khác ớ mức “tàm tạm” với giá rẻ hơn. Một quán phở vỉa hè thì nhân viên phục vụ bàn chỉ cần biết đem tô phở đến đúng bàn, nhưng ở một nhà hàng bán phở thì nhân viên phục vụ bàn còn cần phải thật nhanh nhẹn, phục vu ân cần với nụ cười thật tươi trên môi. Với từng mức phát triển khác nhau của doanh nghiệp theo từng thời điểm, các vị trí sẽ có sự ưu tiên khác nhau và có định mức khác nhau. Chỉ là một quán phở vỉa hè nhưng nếu nhân viên phục và có thêm vài người “mặt tươi như hoa” và thực phẩm luôn tươi ngon vì có ngươi đi chợ giỏi thì không nhất thiết phải có một đầu bếp tài giỏi mà chỉ cần đầu bếp “nấu ăn được” mà vẫn đông khách. Ngược là, nếu tất cả nhân viên của nhóm đem lại 20% giá trị công việc đều phải cố gắng hết sức mới đáp ứng được công việc thì sẽ có lúc có một số nhân viên rơi khỏi “chuẩn”, làm ảnh hường đến kết quả chung cuộc. Chẳng hạn, dù quán phở có ngon đến mấy nhưng anh phục vụ bàn, bình thường phải nỗ lực hết sức mới đem đủ phờ đến các bàn, một hôm vì buồn chuyện riêng mà tâm trạng không tốt vừa đem phở nhầm bàn, vừa gây gổ với khách hàng thì dù chỉ bị một lần nhưng khách vẫn tẩy chạy.
Như vậy, càng ít nhân viên ở mức “chạm sàn” tối thiểu thì nhân viên ở mức “đỉnh” càng đỡ bị áp lực và kết quả công việc chung càng dễ đạt mức đã đề ra. Những nhân viên chỉ đáp ứng được yêu cầu công việc dưới mức mong đợi của công ty, cần phải bị sa thải. Nhà quàn trị nào cũng cần phải chú trọng đến mục tiêu chung. Doanh nghiệp càng phát triển thì định mức đặt ra cho nhân viên càng cao. Vì thế sự đào thải là cần thiết đối với những nhân sự không đạt được định mức hoặc không còn đạt đủ kỳ vọng của doanh nghiệp nữa. Doanh nghiệp kỳ vọng nhân sự ưu tú đến mức nào? Câu trả lời là tùy thời điểm và vị trí.