Infographic: Chì ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể trẻ em?

Chì là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm cacbon, thường được biết đến với với ký hiệu Pb. Mặc dù có rất nhiều ứng dụng thực tiễn, song chì còn được xem như một chất độc thần kinh, tích lũy trong các mô mềm và xương, gây tổn hại cho hệ thần kinh và gây ra rối loạn não bộ chúng ta. Nhiễm độc chì là một loại ngộ độc kim loại, một chứng bệnh có thể gặp ở người và các động vật có xương sống, do tác động của việc tăng nồng độ kim loại chì trong cơ thể. 

Chì gây trở ngại đối với một loạt các quá trình của cơ thể, đầu độc cho nhiều cơ quan cũng như các mô, bao gồm cả tim, xương, ruột, thận, hệ sinh sản và hệ thống thần kinh. Nó cản trở sự phát triển của hệ thần kinh, do đó đặc biệt độc hại đối với trẻ em, khiến chúng bị rối loạn khả năng nhận thức và hành vi vĩnh viễn. Các triệu chứng của nhiễm độc chỉ có thể là đau bụng, đau đầu, thiếu máu, khó chịu, và trong trường hợp nặng có thể co giật, hôn mê và tử vong .

Nhiễm độc chì có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như ô nhiễm không khí, nước, đất, thực phẩm, và các sản phẩm tiêu dùng. Để có cái nhìn trực quan về tác hại của chì đối với cơ thể trẻ nhỏ, mời các bạn theo dõi Infographic dưới đây:

Theo Tinh tế