Cách giáo dục của cha mẹ ảnh hưởng thế nào đến tương lai của trẻ?

Các nhà khoa học vừa công bố một kết quả nghiên cứu cho thấy những trẻ em được nhận sự quan tâm yêu thương, chú ý một cách tích cực từ bố mẹ có xu hướng có thu nhập cao, hạnh phúc hơn, thành công hơn trong các hoạt động mang tính nghiên cứu và ý thức đạo đức tốt hơn.


Ảnh minh họa

Một nhóm các nhà nghiên cứu do GS Nishimura Kazuo đứng đầu tại Trung tâm Đổi mới các hệ thống xã hội của trường đại học Kobe (Nhật Bản), và giáo sư Yagi Tadashi thuộc khoa kinh tế trường đại học Doshisha đã công bố những kết quả khảo sát cho thấy những đứa trẻ nhận được sợ quan tâm và chăm sóc tích cực từ bố mẹ có thể sẽ có mức thu nhập cao hơn, vui vẻ hơn, thành công hơn và có nhân phẩm tốt trong tương lai. Phát hiện này đã được đưa ra tranh luận ở Viện Nghiên Cứu Kinh Tế, Thương Mại và Kinh Doanh (RIETI) của Nhật Bản.

Để có thể thu thập những số liệu này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một bản khảo sát online thuộc công trình nghiên cứu “Những nghiên cứu cơ bản giúp đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ở Nhật” do RIETI tổ chức.

Những số liệu được lấy từ 5000 phụ nữ và đàn ông khác nhau để trả lời các câu hỏi và câu trình bày về mối quan hệ giữa họ và bố mẹ trong thời thơ ấu như “bố mẹ tôi tin tưởng tôi” hoặc “gia đình tôi không quan tâm đến tôi”.

Những thông tin này được sử dụng trên cơ sở phân loại theo bốn nhân tố chính liên quan đến sự quan tâm hoặc không quan tâm, sự tin tưởng, những quy tắc và những kinh nghiệm (bao gồm thời gian ở cùng nhau và những lần bị mắng) trong mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Dựa theo các kết quả, các nhà nghiên cứu đưa ra một số phương pháp dạy dỗ thường gặp của các bậc cha mẹ và ảnh hưởng đến con cái cũng như kết quả tương ứng trong mối quan hệ giữa họ và con cái theo 6 nhóm sau:

Thứ nhất, Nhóm cha mẹ có thái độ luôn khuyến khích, ủng hộ: Thường thể hiện sự quan tâm chăm sóc ở mức độ cao, cha mẹ và con cái có nhiều thời gian ở cùng nhau. Giữa cha mẹ và con cái thường có mức độ tự lập cao hoặc trung bình, mức độ tin tưởng cao.

Thứ hai, Nhóm cha mẹ có thái độ nghiêm khắc: quan tâm, chăm sóc trẻ ở mức độ trung bình đến cao, nghiêm khắc và công bằng trong đối xử. Giữa cha mẹ và con cái có mức độ tin tưởng từ trung bình đến cao. Mức độ tự lập của trẻ thấp.

Thứ ba, Nhóm cha mẹ nuông chiều con cái: Mức độ tin tưởng cao và không hề nghiêm khắc với con cái. Thời gian ở chung giữa cha mẹ và con cái bình thường hoặc có thể dài hơn bình thường.

Thứ tư, Nhóm cha mẹ có thái độ thoải mái, dễ dãi với con cái: Những biểu hiện là ít quan tâm đến trẻ, không hề nghiêm khắc, ít quy tắc trong gia đình. Nhưng cha mẹ và con lại có thời gian ở chung ít.

Thứ 5, Nhóm cha mẹ thường có thái độ cáu gắt: Cực kỳ ít quan tâm đến con cái, cực đoan và khá nghiêm khắc đối với trẻ, con cái sẽ có mức độ tự lập thấp và mức độ tin tưởng lẫn nhau giữa cha mẹ và con cái thấp.

Thứ 6, Nhóm cha mẹ ở mức bình thường: Tất cả các “chỉ số” đều bình thường

Trong kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người tham gia có bố mẹ ủng hộ và chăm lo trong cuộc sống có mức lương và chất lượng sống cao hơn, sự nghiệp học hành phát triển hơn và vui vẻ hơn trong cuộc sống. Thay vào đó, những người bị đối xử nghiêm khắc hơn, được quan tâm và áp dụng quy tắc nhiều hơn thường có sự nghiệp và việc học hành phát triển nhưng ít vui vẻ và luôn trong tình trạng bị áp lực nhiều hơn.

Theo Dân Trí