Nếu bạn đang đàm phán với người có thể trở thành quản lý tiếp theo của mình, hãy cẩn thận về một vài điều.
Có thể bạn sẽ cảm thấy bị “sỉ nhục” khi mức lương công ty đưa ra quá thấp. Đừng quá cảm thấy thất vọng. Nếu bạn không hài lòng, bạn nên bỏ qua cơ hội này đi.
Ngược lại, nếu muốn thỏa thuận để nhận công việc này, bạn hãy cẩn thận đừng nói những điều gây khó chịu dưới đây:
Mức lương này khiến tôi ngạc nhiên
Bạn không thể nói điều này với 2 lý do. Lý do đầu tiên: Bạn sẽ không có được mức lương mong muốn của mình, vì mức lương người phỏng vấn đưa ra được tính toán từ trước. Bạn không thể buộc tội anh ta lừa dối hay đưa thông tin sai cho bạn. Không ai sẽ quan tâm đến cảm xúc của bạn cả.
Lý do thứ hai: Bạn đang thương lượng cá nhân trong một giao dịch kinh doanh. Người đưa ra cho bạn một mức lương thấp không phải đang có ý hạ thấp hay xúc phạm bạn.
Mức lương đề nghị anh đưa ra quá thấp với người có kinh nghiệm như tôi
Việc công kích người phỏng vấn không hề giúp gì cho bạn cả. Họ có thể hiểu rõ thị trường hoặc không. Bạn đã không thể nâng cao giá trị của bản thân mình trong quá trình phỏng vấn và không ai phê phán bạn về điều này. Bởi vậy, đừng đả kích nhà tuyển dụng nếu họ không rõ về mức lương hiện hành.
Hãy cố gắng trao đổi để thu hẹp khoảng cách giữa mức lương đề nghị và mức lương bạn có thể đồng ý nhận việc.
Hãy cũng nhau thỏa thuận một chút – bạn sẽ rất vui nếu tuyển tôi
Nhà tuyển dụng đã đưa cho bạn một lời mời làm việc. Xin xỏ một mức lương tăng trong đàm phàn lương không khá hơn việc bạn đang cố xin một vị trí trong công ty họ là mấy. Hãy chú ý nói về những lợi ích bạn nhận được khi tham gia tổ chức, chứ không phải sự hoang tưởng của bản thân bạn.
Nếu bạn khiến nhà tuyển dụng lo lắng và phải xin ý kiến cấp trên về khoản tiền lương tăng cho bạn thì cuộc trao đổi giữa hai bên sẽ chẳng dễ dàng đâu.
Tôi là một nhân viên chăm chỉ – Tôi sẽ làm công việc của hai người
Điều này sẽ không mang lại kết quả. Xin xỏ một mức tăng lương không bao giờ có thể là chiến lược đàm phàn tốt nhất.
Nếu quay về năm 1996, tôi sẽ nhận mức lương này
Đây đâu phải lỗi của nhà tuyển dụng. Nếu bạn nghĩ họ keo kiệt thì hãy từ bỏ công việc này. Nếu bạn muốn đàm phán, hãy nói về lỗ hổng của họ và giá trị bạn mang lại một cách nghiêm túc. Số tiền bạn từng kiếm được trước kia chẳng liên quan gì ở đây cả.
Tôi sẽ có thể làm thêm giờ, nhận thêm dự án nếu anh trả tôi mức lương tôi muốn
Đây là một chiến lược tồi tệ. Nhân viên toàn thời gian được cho là sẽ nỗ lực, phấn đấu một cách tốt nhất trong công việc của mình. Là một nhân viên, bạn sẽ không có những thứ gọi là phiên bản chuẩn hay phiên bản cao cấp. Đừng sáng tạo ra chúng. Bạn chỉ đang làm giảm giá trị của mình khi cố gắng biện minh để có mức lương cao hơn.
Tôi có thể bỏ những phúc lợi hoặc/và kỳ nghỉ chỉ cần có mức lương cao hơn
Đừng bao giờ bỏ kỳ nghỉ hay các phúc lợi khác, bao gồm cả chăm sóc y tế. Bạn xứng đáng được hưởng những điều này mà không cần hy sinh thời gian và các loại phúc lợi để có mức lương tốt hơn.
Trả cho tôi mức lương mong muốn, theo dõi công việc trong 6 tháng, nếu tôi không đạt yêu cầu, hãy sa thải tôi.
Họ sa thải bạn nếu không thích biểu hiện của bạn. Bởi vậy lời đề nghị này chẳng có giá trị gì cả.
Tôi không đủ chi tiêu với mức lương anh đưa ra
Liều lĩnh và không thích hợp.
Hãy thử một câu khác: Tôi rất muốn đồng ý với lời mời này. Nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể thu hẹp khoảng cách giữa mức lương anh đưa ra và mức lương tôi mong muốn.”
Nếu anh không thể tăng mức lương thì tôi sẽ phải từ bỏ thôi
Cố gắng nói một cách tích cực hơn: Tôi rất hào hứng gia nhập công ty và bắt đầu các dự án. Nhưng liệu ngay bây giờ chúng ta có thể trao đổi thêm một chút để tôi ký thư mời và bắt đầu làm việc hay không?
Theo Trí Thức Trẻ/Forbes