Chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm duyệt web của bạn và thu thập thông tin hữu ích để có thể cải thiện sản phẩm của mình. Bằng cách nhấp vào "Chấp nhận" bạn đồng ý với việc chúng tôi sử dụng cookie. Chính sách Cookie
Customize Consent Preferences
We use cookies to help you navigate efficiently and perform certain functions. You will find detailed information about all cookies under each consent category below.
The cookies that are categorized as "Necessary" are stored on your browser as they are essential for enabling the basic functionalities of the site. ...
Always Active
Necessary cookies are required to enable the basic features of this site, such as providing secure log-in or adjusting your consent preferences. These cookies do not store any personally identifiable data.
Functional cookies help perform certain functionalities like sharing the content of the website on social media platforms, collecting feedback, and other third-party features.
Analytical cookies are used to understand how visitors interact with the website. These cookies help provide information on metrics such as the number of visitors, bounce rate, traffic source, etc.
Performance cookies are used to understand and analyze the key performance indexes of the website which helps in delivering a better user experience for the visitors.
Advertisement cookies are used to provide visitors with customized advertisements based on the pages you visited previously and to analyze the effectiveness of the ad campaigns.
Siêu thị Internet” toàn cầu đang phát triển mạnh vì người tiêu dùng muốn tìm mua hàng giá rẻ trong thời buổi kinh tế khó khăn.
Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), siêu thị toàn cầu này có thể mở rộng nhanh chóng, khi việc sử dụng điện thoại di động phát triển mạnh mẽ, nhờ sự tham gia của người Trung Quốc và các hãng quảng cáo.
Khủng hoảng, luồng gió mới thổi vào thương mại điện tử
Trong một báo cáo mang tên “Trao quyền cho người tiêu dùng điện tử”, được công bố đầu tuần qua, OECD cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính đã thổi một luồng gió mới vào thương mại điện tử, với doanh thu tăng ở châu Âu, Mỹ và Trung Quốc trong một giai đoạn mà ngành bán lẻ, vốn nhờ vào hệ thống cửa hàng truyền thống, đang ế ẩm do thu nhập khả dụng của người tiêu dùng đang bị thu hẹp.
OECD nhận xét: “Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính dường như đã thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, vì người tiêu dùng tìm cách giảm chi tiêu bằng cách mua hàng trên mạng thay vì đến cửa hàng. Sự tiết kiệm này có thể rất lớn”.
Tổ chức này trích dẫn một nghiên cứu cho biết người mua sắm ở Anh, Đức và Pháp có thể tiết kiệm 17% chi phí khi mua hàng điện tử, đĩa DVD và quần áo qua mạng so với mua ở các cửa hàng truyền thống.
Theo một nghiên cứu khác, doanh thu bán hàng qua mạng của 80 nhà bán lẻ tại Mỹ đã tăng trung bình 11% trong quý 1 năm nay. Chẳng hạn như Craigslist được dự báo doanh số đạt 100 triệu USD trong năm nay, tăng 23% so với năm ngoái.
Một công ty khác, Amazon, đã đạt doanh số 177 triệu USD trong quý 1, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.
OECD dẫn lời một báo cáo của nhóm nghiên cứu Forrester dự báo rằng người tiêu dùng phương Tây sẽ chi đến 123,1 tỉ euro để mua hàng vào năm 2014, đạt mức tăng trưởng hàng năm là 9,6%.
Trung Quốc cũng đã trải qua một bước nhảy vọt trong kinh doanh bán lẻ trên mạng. Khối lượng hàng giao dịch trên trang web kinh doanh của Alibaba, một công ty thương mại điện tử hàng đầu Trung Quốc, đã tăng 131% trong tháng 2/2009 so với cùng kỳ năm ngoái.
Việc sử dụng điện thoại di động ngày càng tăng đang giúp thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại điện tử. Số lượng người sử dụng điện thoại di động đã tăng trung bình 30%/năm trong giai đoạn 1993 – 2007 ở 30 nền kinh tế công nghiệp thuộc OECD.
Phụ thuộc vào niềm tin của người tiêu dùng
Nhưng OECD cảnh báo rằng tương lai của thương mại điện tử không an toàn, vì “lệ thuộc vào niềm tin của người tiêu dùng đối với việc mua sắm qua mạng”.
OECD lưu ý rằng trong số những lời than phiền và tranh chấp xuyên biên giới hệ thống trung tâm tiêu dùng châu Âu tiếp nhận có đến 50% xuất phát từ hoạt động mua sắm qua Internet.
Theo OECD, giao hàng trục trặc, khách hàng không thoả mãn vì hàng giao không đúng với sự mô tả trên mạng… chiếm đến 75% trong tổng số lời phàn nàn của khách hàng.
Trở ngại về ngôn ngữ, chi phí giao hàng cao, những rào cản về luật lệ, và cả e ngại các trò lừa đảo cũng là rào cản các “siêu thị Internet” phát triển. Do đó, năm ngoái, 33% người tiêu dùng EU đã mua hàng qua mạng nhưng chỉ có 7% mua hàng từ nước ngoài.