Biên tập viên mục cáo phó của một tờ nhật báo là người không mấy khi chịu nhận sai sót. Một hôm, ông ta nhận được điện thoại từ một độc giả giận dữ gọi đến phàn nàn rằng cô ta vừa thấy tên mình xuất hiện ở mục cáo phó. “Thật vậy sao?”, ông ta từ tốn hỏi lại, “Thế cô gọi từ đâu tới vậy?”
Ảnh minh họa
Phạm sai lầm chẳng có gì đáng xấu hổ cả. Đó là một phần quan trọng và cần thiết của quá trình học hỏi.
Một nhân viên trẻ xin được tiếp chuyện với người quản lý của mình. Anh ta nêu câu hỏi: “Bà có thể vui lòng cho biết sao bà lại thành công trong công việc đến như vậy được không?”
Bà quản lý trả lời: “Chỉ nhờ ba chữ”
“Ba chữ nào, thưa bà?”
“Quyết định đúng”
Anh ta lại hỏi: “Làm sao bà đưa ra được các quyết định đúng?”
“Nhờ hai chữ – Kinh nghiệm”
“Làm sao bà có được kinh nghiệm?”
“Nhờ vào ba chữ”, bà quản lý trả lời.
“Chúng là gì?”
“Quyết định sai!”
Để rút được kinh nghiệm quý giá từ các sai lầm của mình, chúng ta phải mạnh dạn hành động và đôi khi sẽ mắc sai lầm. Mỗi khi mắc sai lầm là chúng ta đang học hỏi và trưởng thành.
Bạn có cảm thấy khó chịu khi mắc sai lầm không? Vậy hãy rút kinh nghiệm và hành động khác đi trong lần tới, sửa chữa sai lầm, tự tha thứ cho bản thân và tiếp tục tạo nên sự chuyển biến.
Đôi khi bạn phải chấp nhận những rủi ro cần thiết để tìm được đúng hướng đi cho mình. Hãy nhớ rằng, những lựa chọn dở nhất đôi khi cũng có thể trở thành cơ hội tuyệt vời để bạn học hỏi. Bởi lẽ qua các quyết định sai chúng ta mới có được quyết định đúng.
Vậy hãy cứ mạnh dạn hành động. Đừng vì sợ phạm sai lầm mà nản lòng và chùn bước trong cuộc sống. Rồi chúng sẽ giúp bạn trở nên tốt hơn. Chính từ những sai lầm trong cuộc đời, bạn có thể rút ra nhiều bài học quý giá và phát huy hết năng lực của mình để ngày càng hoàn thiện hơn! Vậy thì hãy mạnh dạn tiến lên!