Con người ta có hàng trăm tính xấu vậy mà Sành điệu chỉ cho chọn một tính duy nhất để vứt đi nên tôi băn khoăn quá. Tôi thì tôi muốn vứt đi nhiều thứ lắm. Từ những thứ đã thành bản chất đáng sợ như thói đạo đức giả, sự phản trắc đến những tính xấu vặt trong sinh hoạt như lười biếng, trăng hoa đều đáng quẳng đi để cuộc đời này trở nên tốt đẹp hơn.
Ảnh minh họa
Nhưng vì chỉ có một “hạt dẻ” nên tôi quyết định chọn một tính xấu, tuy không bị lên án nhiều nhưng lại khá phổ biến. Nó chẳng khác gì lưỡi dao vô hình lơ lửng ngay trên đầu người sở hữu nó. Vâng, tôi muốn nói đến tính nóng nảy.
Nhiều người thường dùng cụm từ “đôi lúc còn nóng nảy” để nói về nhược điểm của mình (khi làm kiểm điểm cá nhân) với quan niệm đây là một tính xấu nhưng không đáng kể, để thông cảm và mặt khác còn thể hiện được mình là người trực tính, không lắc léo. Nhưng trên thực tế sự nóng nảy lại vô cùng tai hại. Ông bà ta đa có câu “Một điều nhịn chín điều lành” mà những người nóng tính thì không biết nhẫn nhịn.. Vợ chồng mà không nhẫn nhịn thì gia đình dễ tan nát, con cái bơ vơ. Bạn bè mà không nhẫn nhịn thì tình nghĩa dễ phai mờ, láng giềng mà không nhẫn nhịn thì cuộc sống luôn ngột ngạt. Nhịn được cái tức một chút còn tránh được cái lo về lâu về dài bởi nhiều khi chỉ vì một câu nói cho hả giận mà người nóng nảy có thể bị kẻ tiểu nhân thù oán suốt đời và tận dụng mọi cơ hội để rửa hận.
Không phải ngẫu nhiên mà ngoài các chữ Tâm, Phúc, Lộc… ngày nay nhiều người còn treo chữ Nhẫn trong nhà mình. Chữ Nhân được ghép từ hai chữ: Đao ở trên, Tâm ở dưới. Tâm (tức trái tim) mà không chịu nằm yên thì Đao (tức con dao) sẽ phập xuống tức thì. Vậy đấy, tự mình mà nhẫn nhịn được thì đao kề cổ vẫn bình yên vô sự, bàng không thì tai họa sẽ giáng xuống đầu mình trước tiên. Vậy thì còn chần chứ gì nữa mà không vứt quách cái tính nóng nảy đi phải không bạn? Nhưng nói thì dễ, thực hiện mới khó làm sao. Là người có trái tim cũng ưa… cục cựa, xin cảm ơn Sành Điệu đã giúp tôi thêm một lần nữa được ngẫm ngợi về chữ Nhẫn.