Kiến thức quản trị Alibaba đã “hạ gục” eBay bằng cách nào?

Alibaba đã “hạ gục” eBay bằng cách nào?

72
Alibaba đã trải qua một trận đấu nảy lửa với eBay tại Trung Quốc để chạm được đến quả ngọt ngày hôm nay, tạp chí Business Insider kể lại. 
Ảnh minh họa

Vậy là trang web thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc đã chính thức niêm yết trên phố Wall vào thứ Sáu ngày 19/9, đánh đấu đợt IPO lớn nhất lịch sử.
Alibaba đã huy động thành công gần 29,7 tỷ USD, nhanh chóng vượt mặt Visa – công ty đang giữ vị trí quán quân trong khả năng kêu gọi gây quỹ đợt niêm yết cổ phiếu đầu tiên.
Nhờ màn dạo đầu vẻ vang này, Alibaba đã chính thức lọp top 5 công ty công nghệ lớn nhất thế giới.

Để có được chiến thắng ngày hôm nay, trang web thương mại điện tử Trung Quốc đã phải vượt qua nhiều đối thủ sừng sỏ trong quá khứ, bao gồm cả gã khổng lồ thương mại điện tử một thời eBay trên thị trường quê nhà.
“eBay có thể là cá mập ngoài đại dương, nhưng tôi là cá sấu sông Dương Tử. Nếu đánh nhau ngoài biển, chúng tôi sẽ thua; nhưng đây là sông, nên chúng tôi sẽ thắng”.
Đây là phát biểu của Jack Ma – nhà sáng lập công ty thương mại điện tử Trung Quốc. 
Liên tục trong chín năm, cứ mỗi buổi sáng, cậu bé Jack lại đạp xe đến một khách sạn tại quê nhà Hàn Châu, Trung Quốc, để nói chuyện với khách du lịch và học tiếng Anh. 
Sau đó, ông trở thành một giáo viên dạy tiếng Anh, nhận lương 12USD/tháng tại một trường đại học trong vùng. Vào thời Trung Quốc mở cửa giao thương, ông bỏ nghề giáo, thành lập một công ty dịch thuật. 

Năm 1995, ông tới Mỹ trong một chuyến công tác. Đây là mốc son trong cuộc đời khi lần đầu tiên Jack Ma được tiếp xúc với mạng Internet.

Thời bấy giờ, không có bất cứ thông tin nào về Trung Quốc được lưu truyền trên mạng, và Jack Ma đã xây dựng công ty Internet đầu tiên của Trung Quốc có tên China Pages. Ông cũng nỗ lực vận động chính phủ Trung Quốc ủng hộ việc phổ cập Internet. 
Tuy nhiên, chính phủ không mấy hứng khởi với đề án. Các khách hàng cũng chưa biết gì về Internet, còn quá sớm để đưa Internet vào Trung Quốc năm 1995. 

Jack Ma làm việc trong đơn vị thương mại điện tử của một cơ quan trung ương đến năm 1999, khi bong bóng Internet tấn công phố Wall. Ông quyết định lật lại kế hoạch thương mại điện tử năm nào. 

Ông tập hợp 17 người bạn vào căn hộ của mình và xây dựng một chợ trực tuyến có tên Alibaba. 

Ngay từ đầu, Jack Ma đã xác định trang web sẽ vươn ra quốc tế, sánh vai với những ông lớn công nghệ tại Mỹ. 

Trang web Alibaba.com – cho phép các công ty xuất khẩu niêm yết sản phẩm để người mua có thể xem – bắt đầu thu hút thành viên trên khắp thế giới. Tính đến tháng 10/2009, công ty đã huy động được 5 triệu USD từ ngân hàng Goldman Sachs và 20 triệu USD từ SoftBank. 
Jack Ma muốn công ty niêm yết công khai vào năm 2002.
Vào thời điểm đó, mục tiêu này nghe không hề xa vời. Tiếng tăm của Alibaba đang ngày càng lan rộng. 
Công ty cũng được giới truyền thông “chăm sóc” kỹ hơn. Cánh nhà báo gọi nhà lãnh đạo lập dị là Jack Ma “khùng”. Mọi việc đang chuyển biến thuận lợi, thì NASDAQ sụp đổ. 
Jack Ma đã tổ chức một tour truyền thông tại London để xử lý xu hướng hoài nghi của dư luận nhằm vào các công ty Internet thời điểm đó. 
Vào tháng 7/2000, Jack Ma lên bìa tạp chí Forbes. Ông là doanh nhân Trung Quốc đầu tiên xuất hiện trên bìa tạp chí này. 
Vào thời hoàng kim, công ty mở rộng nhanh chóng. Jack Ma chuyển đơn vị kỹ thuật và sản xuất trên trang web viết bằng tiếng Anh này tới Thung lũng Silicon. 
Nhưng Alibaba chưa có doanh thu và vẫn tiêu tốn hàng núi tiền mặt. Jack Ma quyết định đóng cửa văn phòng tại Mỹ, sa thải hàng chục nhân viên. Năm 2001, Alibaba buộc phải sa thải toàn bộ nhân viên tại nước ngoài. 
Alibaba thuê một Giám đốc tài chính và giảm bớt viễn cảnh mục tiêu. Jack Ma nhận ra nhiều người sẵn sàng trả một khoản lớn để sản phẩm của họ xuất hiện tại vị trí đẹp trong kết quả tìm kiếm trả về, do đó ông tung ra một dịch vụ trả tiền. 

Alibaba tổ chức đợt kêu gọi đầu tư, thuyết phục các lãnh đạo doanh nghiệp khắp Trung Quốc sử dụng Internet. 
Đến cuối năm, sau 5 năm chính thức ra mắt, Alibaba đã mang về đồng lãi đầu tiên
Mọi thứ đang chuyển biến tốt đẹp cho đến khi tai họa ập xuống. Năm 2002, một nhân viên Alibaba bị chẩn đoán nhiễm virus SARS chết người, toàn bộ nhân viên công ty bị cách ly. 
Các nhân viên mang máy tính về nhà làm việc để trang web vẫn hoạt động thông suốt. 
Trong lúc đó, độ phủ sóng của eBay tại Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng. Công ty mua cổ phần tài Each.net – đối thủ tại Trung Quốc. Lúc ấy, Jack Ma biết eBay đang bắt đầu cướp khách hàng của mình. 
Một nhóm nhỏ đã chuyển về căn hộ nơi Alibaba ra đời để xây dựng Taobao – chợ trực tuyến dành cho người tiêu dùng của Alibaba. Họ thậm chí phải trồng cây chuối trong giờ nghỉ để… máu lên não. 
Taobao trình làng gần như trùng khớp thời điểm eBay quyết định mua lại toàn bộ Each.net và đầu tư thêm 150 triệu USD vào công ty. 
CEO Meg Whitman của eBay tự tin rằng công ty mình sẽ chi phối mảng thương mại điện tử của Trung Quốc trong tương lai. Qua các khoản đầu tư, eBay đã kiểm soát 85% thị phần. 

Đáp lại, Alibaba đổ 163.000USD vào Taobao. Jack Ma khẳng định Taobao phù hợp với thị trường Trung Quốc hơn trang web bản tiếng Trung của eBay.
Ông cũng nói rằng thành viên trên trang Alibaba có thể bán hàng miễn phí trên trang trong 3 năm đầu. 

Alibaba “tuyên chiến” với eBay, tung ra một đội tiếp thị hùng hậu, mặc quân phục để thu hút giới truyền thông. 
Tuy nhiên, Taobao vẫn là kẻ yếu thế. Alibaba không có nguồn lực khổng lồ như eBay.
Tuy nhiên Jack Ma và nhóm làm việc am hiểu thị trường Trung Quốc hơn Whitman. Trong khi eBay bỏ qua nhiều tính năng người dùng Trung Quốc thích, Taobao được trang trí rất bắt mắt và thân thiện. 
Giao diện trang web mềm mại, nhân bản hơn, dễ dàng chiếm được lòng tin người dùng. 
Công ty đã ghi điểm trong mắt giới trẻ Trung Quốc. Ngày càng nhiều người chuyển từ eBay sang dùng Taobao. 
Hai công ty rượt đuổi sát nút từ đầu năm 2005. eBay quyết định tiếp tục đổ thêm 100 triệu USD vào Each.net.

Tuy nhiên tại Mỹ, niềm tin của các nhà đầu tư vào eBay bắt đầu lung lay. Mọi người đặt câu hỏi: Sao eBay lại phải đầu tư bổ sung nhiều đến vậy?
Whitman đã mời Jack Ma đến trụ sở eBay tại Mỹ để bàn bạc hợp tác.
Jack Ma không muốn làm việc cho Whitman và eBay. Ông lờ mờ nhận ra bà chỉ muốn mua thị phần để làm đẹp lòng các nhà đầu tư Mỹ. Thêm vào đó, ông vẫn còn một con bài tẩy chưa dùng…
Yahoo mua 1 tỷ USD cổ phần tại Alibaba.
Đây là một trong những thương vụ lớn nhất lịch sử Internet. 
Chính phủ Trung Quốc đã thông qua thương vụ và đặt niềm tin nơi Jack Ma. 
Alibaba chìm trong tâm trạng phấn khích, nhưng chuỗi ngày vui vẻ không kéo dài lâu. Vài năm trước, Yahoo đã giúp chính phủ Trung Quốc truy tố một nhà báo. Jack Ma không ngừng day dứt nghĩ về hành động của Yahoo, không chắc nó đúng hay sai. 
Vụ bê bối trở nên ầm ĩ, bôi tiếng xấu cho cả hai công ty. 
Nhưng bất chấp scandal, Taobao vẫn vượt eBay về thị phần vào năm 2006.
Để chốt hạ, Taobao giáng thêm một đòn vào eBay. Chợ trực tuyến công bố sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ miễn phí thêm 3 năm nữa. 
Đây là một bước đi quyết liệt, eBay không nối gót vì tâm niệm: “Không có mô hình kinh doanh nào là miễn phí”, trong khi Alibaba cho rằng đã khẳng định được sức mạnh qua nước cờ trên. 
Đến lúc đó, Jack Ma điều hành công ty chuyển hướng khỏi trận đấu với eBay. “Nếu chúng ta không có kẻ thù trong tim, chúng ta sẽ bất bại”, ông nói. 
Tuy nhiên thiệt hại đã có, eBay đóng cửa trang web tiếng Trung vào cuối năm 2006. 
David đã đánh bại người khổng lồ Goliath. 
Sau thành công đó là cơn sốt IPO mang tên Alibaba. Công ty niêm yết công khai Alibaba.com tại Hong Kong năm 2007. 
Không ai nghi ngờ khả năng Taobao sẽ hoạt động có lãi như Alibaba.com trong quá khứ. 
Phát biểu trước nhân viên sau lễ IPO, Jack Ma khẳng định Alibaba không đơn thuần là một công việc đối với ông. Ông tin rằng công ty đóng vai trò then chốt trong việc hình thành kỷ nguyên Internet tại Trung Quốc. 
Sau đó, Alibaba tiếp tục tung ra nhiều dự án mới, thành công có, thất bại có. Nhưng sau cùng, Jack Ma vẫn “khùng” như ngày nào. Dưới đây là ông trong trang phục rocker xuất hiện vào sinh nhật lần thứ 10 của công ty. 
Năm 2012, công ty mua lại cổ phiếu của Alibaba.com. Công ty chọn sàn giao dịch chứng khoán Mỹ để niêm yết vì bất đồng với chính sách của chính quyền Hong Kong. 
Alibaba đã trải qua một chặng đường dài, một trận đấu nảy lửa với eBay tại Trung Quốc để chạm được đến quả ngọt ngày hôm nay.

Theo Bizlive