Đối với nhân viên bán hàng thời gian là vàng bạc. Nhân viên bán hàng xuất sắc biết tận dụng từng phút, họ nói làm là làm, quyết không dây dưa kéo dài.
Ảnh minh họa
Song có một số nhân viên bán hàng lại luôn dây dưa, lãng phí rất nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị, nhưng đến lúc phải thực hiện, họ lại do dự, chuyện hôm nay để ngày mai, chuyện ngày mai lại để đến ngày kia. Từ “bây giờ” vô cùng kỳ diệu đối với thành công; còn ”ngày mai”, ”tuần sau”, ”sau này”, ”trong tương lai” hoặc có một ngày” luôn luôn đồng nghĩa với ”mãi mãi không làm được. Nhân viên bán hàng có rất nhiều kế hoạch hay mà không thực hiện được, chỉ là do khi cần phải nói ”mình bây giờ phải đi làm, lập tức hành động thì lại nói ”một ngày trong tương lai tôi sẽ bắt đầu làm”. Thái độ dây dưa kéo dài kiểu này làm cho họ mất rất nhiều cơ hội, cản trở việc nâng cao thành tích của chính họ.
Nếu nhân viên bán hàng thực sự cho rằng chuyện nào đó rất quan trọng, thì phải lập tức bắt đầu thực hiện, từng bước có kế hoạch hợp lý để hoàn thành công việc, chứ không nên dây dưa kéo dài, thói quen dây dưa sẽ làm cho nhân viên bán hàng trở nên lười biếng.
Có muốn viết cho người bạn một bức thư? Muốn gọi điện thoại hoặc gặp khách hàng nào, sau khi có những ý nghĩ đến nhân viên bán hàng phải lập tức làm ngay, không kéo dài. Nhân viên bán hàng lúc nào cũng phải ghi nhớ câu nói: ”Việc hôm nay chớ để ngày mai”. Khi nhân viên bán hàng nghĩ đến “bây giờ”, thì sẽ hoàn thành rất nhiều công việc; nếu thường nghĩ ”một ngày nào đó” hoặc ”lúc nào đó trong tương lai”, thì việc đó không thành.
1. Sự nguy hại của làm việc dây dưa
Công việc bán hàng cũng giống như chơi cờ, ngồi đối diện với nhân viên bán hàng chính là ”thời gian”. Chỉ cần bạn do dự, liền bị đào thải. Nếu tiếp tục, bạn còn khả năng thắng lợi.
Nếu bạn muốn biết số phận của những người không chơi cờ nghiêm túc với “thời gian”, bạn có thể xem những ví dụ dưới đây.
Trong một ván cờ, một kỳ thủ là ”thời gian”, kỳ thủ còn lại là ”một người đàn ông bình thường”. Vì ”người đàn ông bình thường” mỗi khi đi một nước cờ đều do dự nên luôn bị bước đi của người lớn tuổi ”thời gian” ép không còn đường đi, cuối cùng để mặc cho ”thời gian” gạt mình ra. Từ đó có thể thấy do dự có thể ép người ta không còn chỗ sống.
Chỉ biết hoang tưởng thì không thể thành công được, chỉ có hạ quyết tâm và tích cực hành động mới có thể đạt được điều mình muốn. Khi Colombo lần đầu tiên thực hiện lộ trình nổi tiếng của mình, ông đã đưa ra quyết định có tính lịch sử sâu sắc. Nếu ông không kiên định quyết tâm thì sẽ không có Châu Mỹ mà chúng ta biết ngày nay.
Nhân viên bán hàng càng phải khắc phục thói quen do dự, dây dưa, vì những thói quen xấu này có tác động không tốt đối với họ.
Trước hết, nếu nhân viên bán hàng có thói quen dây dưa thì không thể đem nhiệt tình, thành tích, cống hiến và hành động lý trí của mình vào công việc mà mình yêu thích.
Vì nhân viên bán hàng sau khi kéo dài công việc phải hoàn thành sẽ có kế hoạch mới nhưng cùng với việc hoàn thành kế hoạch mới, trong đầu họ sẽ nhớ đến công việc chưa làm xong, điều này sẽ giảm hiệu quả hoàn thành công việc đang làm. Vì vậy, nếu nhân viên bán hàng lo lắng, thì phải dứt khoát làm xong công việc mình đang làm, cuối cùng chắc chán sẽ khắc phục được lo lắng kiểu này.
Tiếp theo, nếu bạn hôm nay quyết định sau đó ngày mai lại thay đổi, như thế chủ định sẽ thất bại. Vì thay đổi quyết định chắc chắn sẽ làm đảo lộn kế hoạch mà nhân viên bán hàng đã lập, cũng sẽ làm mất đi những cố gắng từ trước của họ. Như thế kế hoạch và mục tiêu công việc mà nhân viên bán hàng đã định trước đều sẽ tan biến. Cho nên, nếu nhân viên bán hàng không thể khẳng định được phải đi hướng nào, tốt nhất nhắm mắt lại, tiến lên trước trong bóng tối vì làm như thế tốt hơn là bạn cứ mở mắt mà chẳng hành động gì cả.
Nếu nhân viên bán hàng phạm lỗi trong khi thực hiện thì họ sẽ được tha thứ; nhưng nếu nhân viên bán hàng chưa có quyết định gì thì sẽ chẳng thể tha thứ. Cho dù bạn là ai, làm bất cứ ngành nghề gì, bạn đều đang chơi cờ với thời gian, bạn cần phải di chuyển quân cờ của mình. Di chuyển nhanh quân cờ, ”thời gian” sẽ có lợi cho bạn; nếu chỉ đứng yên, ”thời gian” sẽ ăn mất quân cờ trên bàn cờ. Bạn không thể đi chính xác từng nước cờ. Nhưng nếu bạn đi nhiều nước cờ thì có khả năng đạt được thành tích tốt, không chừng còn có thể thắng cả ván cờ.
Vì vậy, nhân viên bán hàng phải thực sự hành động, đặc biệt là sau khi có kế hoạch hành động và mục tiêu công việc càng phải nghiêm túc thực hiện, phải cố gắng làm theo kế hoạch, chỉ có như thế mới có thể phát huy tác dụng của kế hoạch và mục tiêu, nhân viên bán hàng cũng mới có thể thắng lợi nhanh chóng.
Tóm lại, nhân viên bán hàng làm việc dây dưa sẽ khiến công việc của mình càng tích càng nhiều, rốt cuộc đến mức không biết mình phải làm gì. Nhân viên bán hàng cảm thấy thời gian là vô tận, việc hôm nay chưa làm xong thì để ngày mai làm tiếp. Trên thực tế bạn phải hiểu rằng ý nghĩa mỗi ngày đối với mình là không giống nhau, mỗi ngày đều có chuyện khác phải làm, nếu để mai làm chuyện của ngày hôm nay, ngày kia làm việc của ngày mai cuối cùng thì có bao nhiêu việc chưa làm dồn đống lại đến nỗi luống cuống không biết xử lý thế nào. Làm như thế, tự nhiên sẽ ảnh hưởng đến thành tích bán hàng của nhân viên bán hàng. Cho nên, ”việc hôm nay chớ để ngày mai”, nhân viên bán hàng phải nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch.
Đương nhiên, làm việc dây dưa cũng không phải do nhân viên bán hàng xử lý không linh hoạt. Trong xã hội nhịp điệu cuộc sống nhanh như thế này, kế hoạch không thể theo kịp sự thay đổi. Nhân viên bán hàng làm việc theo kế hoạch, có thể sẽ gặp phải một số thay đổi đột xuất, hoặc có thể gặp phải một số chuyện không có trong kế hoạch nhưng còn quan trọng hơn. Lúc đó, nhân viên bán hàng phải xử lý linh hoạt, cố gắng thích nghi với mọi thay đổi. Ví dụ, rất có thể khi nhân viên bán hàng định đi thăm một khách hàng, một khách hàng cũ lại yêu cầu mang hàng đến nhà.
Lúc đó, nếu nhân viên bán hàng từ chối yêu cầu của khách hàng đó, rất có thể tự mình sẽ làm mất đi một phần trong thành tích bán hàng, thậm chí có thể mất đi khách hàng đó. Vì vậy, nhân viên bán hàng có thể linh hoạt thay đổi kế hoạch làm việc của mình, mang hàng đến nhà cho khách hàng cũ trước sau đó đi thăm khách hàng mới. Nếu nhân viên bán hàng đã hẹn trước thời gian với khách hàng mới, nhất định phải gọi điện cho khách hàng đó, nói rõ nguyên nhân đồng thời xin họ thông cảm. Làm như thế mới có thể giải quyết tất cả hai việc:
2. Biện pháp sửa thói quen dây dưa
Làm việc không thể dây dưa, chủ yếu là yêu cầu nhân viên bán hàng không có tư tưởng lười biếng, không thể không làm việc phải làm hoặc chọn làm việc nhẹ thay việc nặng, làm việc qua loa.
Trên thực tế, một số nhân viên bán hàng sở dĩ thiếu tự tin là kết quả tích trữ thất bại trong một thời gian dài. Vì trong một số việc nhỏ không xử lý tốt, không ngừng tích tụ lại, kết quả không ngừng tăng thêm gánh nặng tâm lý, lâu dần sinh ra cảm giác thất bại, cảm thấy mình chẳng lành được việc gì, vì thế thiếu tự tin. Cho nên biện pháp tốt nhất của việc tạo sự tự tin chính là nghiêm túc đối diện với mọi tình huống. Tất cả những việc mình cho rằng phải làm dù việc nhỏ việc lớn đều phải xem xét cẩn thận, xử lý tốt, tuyệt đối không mượn cớ dây dưa. Nhân viên bán hàng trước hết phải đối xử tốt với mình, cảm thấy hài lòng về bản thân. Vì đó không là chuyện nhỏ trong việc tạo sự tự tin.
Nhân viên bán hàng phải ”làm việc có phương pháp hành động hiệu quả”. Làm được điều này sẽ hình thành tác phong làm việc tập trung đến nơi đến chốn, đồng thời hình thành thói quen tốt ”việc hôm nay chớ để ngày mai”. Làm việc không dây dưa tức là không làm cho mọi việc lúc nào cũng vướng bận, tâm lý cảm thấy thoải mái, đồng nghĩa với việc loại bỏ lý do tồn tại sự tự ti, sẽ dễ dàng có tự tin.
Tóm lại, nhân viên bán hàng muốn tự tin hơn, làm việc một cách hợp lý thì phải quyết đoán không được dây dưa kéo dài.